HomeBlogDu lịch Bình Thuận – Cầu bình an ở Dinh Thầy Thím...

Du lịch Bình Thuận – Cầu bình an ở Dinh Thầy Thím linh thiêng

Bạn đang xem bài viết Du lịch Bình Thuận – Cầu bình an ở Dinh Thầy Thím linh thiêng tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cứ đến tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân quanh vùng và cả những người ở nơi xa đều dành thời gian đến tham dự lễ hội Dinh Thầy Thím nhằm thể hiện sự biết ơn với vợ chồng Thầy Thím và cầu bình an, no ấm cho cả năm!

Du lịch Bình Thuận – Cầu bình an ở Dinh Thầy Thím linh thiêng

Sự tích Dinh Thầy Thím

Dinh Thầy Thím thuộc địa phận xã Tân Tiến, thị xã La Gi, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997. Từ lâu nơi đây được xem như địa điểm tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng, được đông đảo khách thập phương hành hương cúng lễ.

Ảnh: @percy.nguyen

Ảnh: @percy.nguyen

Ngày xưa ở tỉnh Quảng Nam có một đạo sĩ võ thuật hơn người, giàu lòng thương người rất được người dân yêu mến. Sinh vào những năm đầu của thời Gia Long, Thầy vốn hiếu học, cần mẫn dùi mài kinh sử, tầm sư học đạo, nuôi chí lớn giúp đời. Việc lớn chưa thành thì cha mẹ đột ngột qua đời, Thầy ở lại quê nhà cùng vợ chịu tang cha mẹ.

Thời gian đó, làng quê Thầy – Thím nhiều năm liền hạn hán, mất mùa, người dân cũng vì thế mà đói kém, làm không đủ ăn. Thương tình, Thầy lập đàn khấn nguyện cho mưa xuống, trời đang trong xanh bỗng chuyển sấm chớp, mưa như trút nước. Từ đó, Thầy nổi danh đạo sĩ dùng phép thuật cao siêu cứu giúp dân làng trong hồi hoạn nạn.

Ảnh: @yuht.nguyen

Ảnh: @yuht.nguyen

Dân làng Thầy mơ ước có một ngôi đền khang trang để thờ phụng Thành Hoàng. Đêm hôm ấy gió mưa dữ dội báo trước điềm lạ. Khi trời yên, gió lặng, mọi người thấy ngôi đình mới tọa lạc ngay giữa làng. Vui mừng chưa được bao lâu thì làng bên báo về triều đình, tố cáo Thầy dùng phép thuật đánh cắp đền với âm mưu bạo loạn.

Nhà vua xử Thầy bằng “Tam ban triều điển” (xử trảm, uống thuốc độc hoặc thắt cổ). Thầy chọn thắt cổ, kỳ lạ thay, khi tấm lụa đào đến tay Thầy bỗng biến thành rồng nâng Thầy Thím bay lên không trung.

Ảnh: @yuht.nguyen

Ảnh: @yuht.nguyen

Từ đó, lụa đào đưa Thầy – Thím đến cư ngụ tại làng Tam Tân (nay thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi) đến ở trọ nhà ông Hộ Hai, làm các nghề đốn củi, đóng ghe tàu, bốc thuốc chữa bệnh. Có điều lạ là bên mình Thầy lúc nào cũng đeo quả bầu khô.

Một hôm Thầy vào rừng mà quên mang quả bầu theo, chủ nhà tò mò lấy ra xem, bỗng lửa phụt ra thiêu rụi cả căn nhà. Sau khi làm lại căn nhà mới cho ông Hộ Hai, Thầy – Thím vào ở hẳn trong rừng sâu Bàu Cái làm nghề đóng ghe cho ngư dân.

Ảnh: @yuht.nguyen

Ảnh: @yuht.nguyen

Mặc dù trong rừng cả ngày vang lên tiếng đẵn gỗ, đục đẽo nhưng chưa ai thấy người giúp việc của Thầy. Từ cánh rừng, Thầy đóng ghe ra đến biển dài 3km, có mạch nước nhỏ đổ ra biển, dân địa phương gọi đó là dòng nước Thầy dùng gậy tạo ra để đưa ghe ra biển, gọi là đường lướt ván.

Còn nhiều câu chuyện về lòng nhân ái của Thầy – Thím vẫn còn lưu truyền hậu thế, trừng phạt bọn buôn gạo lợi dụng năm mất mùa bóp chẹt dân nghèo, cứu dân chài trong cơn sóng to, cảm hóa thú rừng…

Khu mộ Dinh Thầy Thím. Ảnh: netdepbinhthuan

Khu mộ Dinh Thầy Thím. Ảnh: netdepbinhthuan

Rồi vào một ngày, được tin Thầy – Thím qua đời, dân làng vội vã vào rừng thì thấy 2 ngôi mộ bằng cát trắng phau được thú dữ vun đắp ở gần nơi Thầy – Thím tạ thế. Hàng năm, cứ đến ngày 5 tháng Giêng có đôi bạch hổ, hắc hổ thường xuyên về phủ phục bên 2 ngôi mộ. Khi hai con hổ chết, dân làng an táng ngay sau mộ Thầy – Thím để tưởng nhớ hai con vật trung thành.

Tỏ lòng nhớ ơn Thầy – Thím, người dân quanh vùng chung sức lập đền thờ ở khu rừng Bàu Cái. Ngày 15-9 âm lịch hàng năm là ngày lễ Tế Thu Thầy – Thím, nhằm tri ân nghĩa cử cao đẹp của hai người. Thế nên, đến đời Thành Thái thứ 18, nhà vua đã xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy – Thím là “Chí Đức Tiên sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.

Ảnh: @iam_hahin

Ảnh: @iam_hahin

Lễ hội Dinh Thầy Thím

Ngày 13-1, bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể Thao & Du lịch ký quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Dinh Thầy Thím.

Lễ hội ra đời, tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành tín ngưỡng thờ Thầy Thím của cộng đồng người dân địa phương trong hơn 130 năm. Hàng năm, lễ hội được tổ chức với phần lễ là các nghi thức truyền thống: lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và lễ cúng binh gia… ghi khắc công đức của Thầy Thím.

Ảnh: @carmen_writer

Ảnh: @carmen_writer

Bên cạnh phần lễ, người dân và du khách còn cùng tham gia các hoạt động vui chơi: đấu cờ người, thi khiêng thúng ra khơi, thi gánh cá, chương trình ca múa nhạc, đan lưới…

lễ-hội-dinh-thầy-thim-ivivu

Lễ hội Dinh Thầy Thím là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo và linh thiêng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Bình Thuận. Vì thế du lịch Phan Thiết không thể bỏ qua địa điểm hấp dẫn này. Hãy gọi iVIVU để được hướng dẫn nhận ưu đãi hấp dẫn cho tour Phan Thiết!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Du lịch Bình Thuận – Cầu bình an ở Dinh Thầy Thím linh thiêng tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular