Trái Đất suýt bị nuốt bởi “quái vật” ngoài không gian?
Theo các nhà khoa học, các lỗ đen quái vật có thể khiến những hành tinh như Trái Đất bị phá hủy “từ trong nôi”.
Một nhóm nghiên cứu đã quan sát các thiên hà tồn tại vào 9,5 đến 12,5 tỷ năm trước họ đã nhận thấy rằng, một số lỗ đen quái vật – dạng lỗ đen siêu khối nằm ở trung tâm thiên hà, thay vì thực hiện đúng chức năng một trái tim của thiên hà đó, thì lại tự hủy diệt thiên hà.
Thay vì trải qua các quá trình hình thành sao, rồi sinh ra hành tinh giống như các Mặt Trời và Trái Đất ra đời trong Ngân Hà thì tại các thiên hà đó, mọi thứ đã bị “chết non”.
Thiên hà xoắn ốc Milky Way của chúng ta cũng sở hữu một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A*. Dù nó vô cũng mạnh mẽ và hung hãn, nhưng đã tiến hóa như số đông, giúp Milky Way giữ được quá trình hình thành sao mạnh mẽ giúp những hạt mầm “Trái Đất” được yên vị.
Xem thêm: Trái Đất suýt bị lỗ đen quái vật hất bay khỏi thiên hà?
NASA tuyên bố tham gia vào cuộc săn lùng UFO
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố kế hoạch nghiên cứu và săn lùng những vật thể bay không xác định, viết tắt là UFO. Dự án này sẽ bắt đầu được triển khai vào mùa thu năm nay và mất khoảng 9 tháng để hoàn thành.
Nghiên cứu mới này nhằm làm rõ hơn về những bí ẩn này. Dẫu vậy, các quan chức NASA nhấn mạnh rằng hiện tượng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy UAP có nguồn gốc từ Trái Đất.
Xem thêm: NASA tuyên bố tham gia cuộc săn lùng UFO
Nồng độ CO2 trên Trái Đất cao chưa từng thấy trong vòng 4 triệu năm
Nồng độ CO2 trong khí quyển vào tháng 5 cao hơn 50% so với kỳ tiền công nghiệp. Theo Cơ quan quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), hiện tượng nóng lên toàn cầu đã gây ra, đặc biệt thông qua sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch, vận tại hay phá rừng.
NOAA cho biết, trước Cách mạng Công nghiệp, khí CO2 luôn duy trì ổn định ở khoảng 280 ppm, mức duy trì trong khoảng 6.000 năm văn minh nhân loại trước khi công nghiệp hóa.
Tháng 5 vừa qua, chỉ số này đã được ghi nhận lên đến 419 ppm và vào năm 2020 là 417 ppm. CO2 giữ nhiệt giống như mái kính của các tòa nhà, dần dần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu bao gồm các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt hay hỏa hoạn.
Xem thêm: Nồng độ CO2 lên cao chưa từng thấy trong vòng 4 triệu năm
Hài cốt huyền bí của ‘nữ thần Hy Lạp” có niên đại 2.100 tuổi
Bộ xương người phụ nữ được phát hiện gần thành phố Kozani, miền Bắc Hy Lạp.Theo đó, cô không yên nghỉ trong một quan tài mà trên một chiếc giường được chế tạo bằng đồng, với nhiều biểu tượng như con chim lớn đang ngậm một con rắn hay các nàng tiên cá uốn lượn khắp các chân giường.
Cùng với đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm bốn bình đất sét và một bình thủy tinh đặt trên cạnh ngôi mộ này, có niên đại lên đến 2.100 năm.
Theo các chuyên gia dự đoán, người phụ nữ này có thể xuất thân trong một gia đình giàu có, rất có thể là thành viên của hoàng gia. Phần mộ này là cơ hội để giới khảo cổ tìm hiểu thêm về giá trị của khu vực này, cũng như mở một cánh cửa vào thế giới “nữ thần Hy Lạp” đã sống.
Xem thêm: Phát hiện hài cốt huyền bí của “nữ thần Hy Lạp” 2.100 tuổi
Người La Mã cổ đại dùng chất phóng xạ Uranium làm đồ trang trí
Thủy tinh Uranium thực sự là chất phóng xạ, mức độ nguy hiểm phóng xạ từ loại vật liệu trên vẫn còn đang được nhiều nhà khoa học tranh cãi, đa số cho rằng, chúng không đủ mạnh để khiến một người tử vong.
Nếu tiếp xúc với lượng phóng xạ đủ lớn và đủ mạnh, một người sẽ chịu nhiều tổn thương về sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong. Người lớn khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 4 Gy thường sẽ tử vong trong vòng nửa tiếng.
Xem thêm: Người La Mã cổ đại đã dùng chất phóng xạ làm… đồ trang trí thế nào?