Lý giải về hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng khi bàn chân của bạn như “chìm vào giấc ngủ”, có điều gì đó không ổn trong quá trình giao tiếp giữa não và các cơ ở khu vực đó.
Mỗi khi bạn quyết định cử động cơ thể, cho dù là đứng lên, đi lại hay chơi thể thao, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến các cơ để đảm bảo chúng chuyển động chính xác.
Khi bộ não không thể liên lạc với một cơ hoặc các nhóm cơ, một số điều kỳ lạ có thể xảy ra – bao gồm cả việc một phần cơ thể của bạn nhận được cảm giác kỳ lạ đó.
Nó thường bắt đầu với cảm giác tê hoặc ngứa ran. Cảm giác này, mà mọi người thường gọi là “kim châm” về mặt khoa học được gọi là dị cảm.
Một số người lầm tưởng thiếu máu lưu thông gây ra cảm giác này. Họ tưởng tượng cảm giác này xảy ra khi máu mang chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể, không thể đến chân. Nhưng điều đó không đúng.
Khi bàn chân của bạn chìm vào “giấc ngủ”, đó thực sự là do các dây thần kinh kết nối não bộ với bàn chân bị co lại do tư thế đang ngồi. Chính những dây thần kinh này mang thông điệp qua lại để não và bàn chân của bạn giao tiếp với nhau.
Nếu các dây thần kinh bị nén trong một thời gian ngắn, bạn sẽ không có nhiều cảm giác ở chân vì nó không thể truyền thông điệp bình thường đến não về cảm giác của nó hoặc liệu nó có đang di chuyển hay không.
Một khi bạn bắt đầu di chuyển trở lại, áp lực lên các dây thần kinh sẽ được giải phóng. Nó “thức dậy” và bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cảm giác “kim châm”. Cảm giác đó sẽ chỉ kéo dài trong vài phút và sau đó mọi thứ sẽ bình thường trở lại.
Câu hỏi chắc chắn nhiều người sẽ quan tâm: Điều này có nguy hiểm không? Hầu hết thời gian, khi bàn chân của bạn, hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể rơi vào giấc ngủ, đó chỉ là tạm thời và không có gì đáng lo ngại.
Trên thực tế, vì nó chỉ kéo dài một hoặc hai phút, bạn thậm chí có thể không nhớ nó đã xảy ra vào cuối ngày.
Mặc dù không gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào nhưng vẫn có thể tránh cảm giác khó chịu xảy ra khi bàn chân của bạn chìm vào giấc ngủ. Dưới đây là một số mẹo có thể hữu ích:
– Thay đổi vị trí thường xuyên.
– Đừng vắt chéo chân quá lâu.
– Khi ngồi trong một thời gian dài, hãy cố gắng đứng lên thường xuyên.