HomeBlogTháp Hòa Lai – Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất...

Tháp Hòa Lai – Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm

Bạn đang xem bài viết Tháp Hòa Lai – Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cùng iVIVU tìm hiểu về công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm còn sót lại, tháp Hòa Lai. Một công trình mang giá trị lịch sử văn hóa to lớn.

Tháp Hòa Lai – Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm

Tháp Hòa Lai, một di tích lâu đời của đồng bào dân tộc Chăm.

Tháp Hòa Lai, một di tích lâu đời của dân tộc Chăm.

Ninh Thuận đã quá nổi tiếng với cộng đồng dân tộc Chăm khá đông đúc, bên cạnh đó ở Ninh Thuận cũng còn một số công trình lâu đời của người Chăm còn tồn tại, mang giá trị lịch sử văn hóa to lớn. Trong số những công trình tiêu biển không thể không kể đến là tháp Hòa Lai, một ngôi tháp cổ được cho là một trong những công trình lâu đời nhất của người Chăm còn tồn tại.

Tháp Hòa Lai nhìn từ trên cao, các mặt được chạm khắc tinh xảo.

Tháp Hòa Lai nhìn từ trên cao, các mặt được chạm khắc tinh xảo.

Tháp Hòa Lai tọa lạc ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 9, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa vùng Panduranga xưa. Tháp Hòa Lai đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997.

thap-hoa-lai-ivivu-1

Tháp Hòa Lai nằm ven cung đường quốc lộ 1A.

Trong quá khứ, nơi đây từng có ba ngôi tháp nên từng có tên gọi là Ba Tháp, tuy nhiên do sự bào mòn của thời gian và những biến động trong lịch sử, một ngôi tháp đã bị sập. Người dân bản địa còn hay gọi tháp này là tháp Hòa Lai thay cho tên Ba Tháp ngày trước. Khác với kiến trúc của tháp Po Klong Garai, phong cách kiến trúc của tháp Hòa Lai nổi bật với những cánh cửa hình vòm có nhiều mũi tròn, các trụ tường hình bát giác với phong cách trang trí hình lá uốn cong.

Tháp Hòa Lai ivivu 2

Đến với tháp Hoà Lai, bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn nghệ thuật xây dựng và điêu khắc cực kỳ tinh tế của dân tộc Chăm Pa. Ngôi tháp vốn là một tổng thể kiến trúc bao gồm tháp Bắc, tháp giữa và tháp Nam. Hiện nay, ngọn tháp trung tâm chỉ còn lại phần nền do bị phá vỡ nghiêm trọng vào thế kỉ 9. Nơi đây được biết đến là khu di tích cổ có khá nhiều công trình phụ bao quanh tháp nhưng theo thời gian chỉ còn một ít vết tích lưu lại như tường thành, lò gạch…

Ảnh: Báo Kiến thức

Ảnh: Báo Kiến thức

Nét đặc sắc của cụm tháp Hòa Lai chính là phong cách trang trí hết sức tinh xảo với những đường nét hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, các trụ ốp và bộ diềm mái. Mỗi công trình tháp mang trong mình một nét đẹp riêng nhưng lại được xây dựng vô cùng hòa hợp với nhau.

Phần trần tháp phía bên trong

Phần trần tháp phía bên trong.

Tháp Bắc được xây bằng gạch, trên tường chạm trổ hoa văn hình mặt chim, thú, lá, hoa… rất ấn tượng. Ở hướng Đông của tháp Bắc chỉ có duy nhất một cửa vào, ba hướng còn lại đều là cửa giả. Bên trong tháp có sẵn các ô hình tam giác để gắn đèn lên mỗi khi cúng tế.

Bàn thờ cúng bên trong tháp

Bàn thờ cúng bên trong tháp.

Tháp Nam là ngọn cao nhất, cũng được xây bằng gạch và chạm khắc hoa văn trên tường nhưng chưa hoàn thiện. Toàn bộ thân tháp trông như một khối lập phương đồ sộ nhô lên từ một bệ vuông và nâng đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.

Bến trái là Tháp Nam, bên phải là tháp Bắc.

Bến trái là Tháp Nam, bên phải là tháp Bắc.

Trải qua hơn 1000 năm cùng biết bao thăng trầm lịch sử, vẻ đẹp của tháp Hoà Lai vẫn trường tồn theo năm tháng và giữ nguyên những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong lối kiến trúc và điêu khắc của người Chăm xưa.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tháp Hòa Lai – Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular