HomeBlogBánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng...

Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên

Bạn đang xem bài viết Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì người ta lại nô nức làm bánh chưng, bánh dày để tưởng nhớ ơn dựng nước của vua Hùng. Tại Hưng Yên, món bánh dày làng Gàu với các biến tấu đã trở thành món ăn đặc sản không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết.

Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên

Bánh dày là món bánh truyền thống có mặt ở nhiều vùng miền khác nhau. Khu vực miền Bắc nổi danh với bánh dày Quán Gánh (Hà Nội), bánh dày làng Gàu (Hưng Yên)… Bánh ở mỗi nơi lại cho một hương vị bánh khác nhau, nhưng nhìn chung đều mang âm hưởng của tiên tổ.

Bánh dày. Ảnh: Fb Đặc sản bánh dày làng Gàu.

Bánh dày. Ảnh: Fb Đặc sản bánh dày làng Gàu.

Nghề làm bánh dày truyền thống của làng Gàu không rõ có từ bao giờ, chỉ biết rằng đã từ xa xưa cứ đến dịp giỗ Tổ hoặc Tết Nguyên đán, người làng lại tưng bừng giã gạo, nặn bánh dày.

Các phiên bản màu sắc hơn của bánh dày làng Gàu. Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Các phiên bản màu sắc của bánh dày làng Gàu. Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Nguyên liệu chính của bánh dày làng Gàu là gạo nếp cái hoa vàng. Người làng Gàu tỉ mẩn trong việc chọn gạo làm bánh, gạo có ngon bánh dày mới đạt chuẩn. Gạo hạt phải mẩy, chắc, những hạt sâu lép bị loại bỏ.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Gạo ngâm với nước qua đêm cho mềm, sau đó giã thành bột rồi khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn trịa. Người giã phải canh sao cho lực giã vừa phải, không được quá mạnh hay quá yếu. Vì thế nam nữ thường giã cùng nhau, bánh mới vừa mềm dẻo vừa đủ độ rắn.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Nhân bánh được làm từ đỗ xanh, đỗ hạt phải mẩy, màu xanh đều. Sau đó được ngâm nước ấm qua đêm. Sáng hôm sau, đãi sạch vỏ đỗ, hấp chín nhừ, sau đó giã cho nhuyễn sánh, không còn lợn cợn. Đỗ nhuyễn được vo tròn cùng dừa sợi thành từng nắm nhỏ.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Nếu làm bánh nhân mặn thì xào thịt nạc băm với đỗ xanh rồi mới làm nhân. Nếu làm bánh ngọt chỉ cần cho thêm đường là được, một cân đỗ trộn với nửa cân đường là vừa vặn, để bánh không bị ngọt gắt mất hương vị thơm ngon sẵn có.

Bánh trông hấp dẫn. Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Bánh trông hấp dẫn. Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Khi bột và nhân đã sẵn sàng, người làm bánh tiếp tục tra nhân vào giữa miếng bột được cán đều rồi nặn thành những chiếc bánh đẹp mắt. Sau khi đồ chín, bánh có màu trắng, tròn, dẻo và thơm ngạt ngào. Người làng Gàu khéo léo đến mức làm bánh đều chằn chặn như nhau, cả trăm cái xếp chồng giống nhau như đúc.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Ảnh: Fb Bánh dày làng Gàu.

Bánh dày không thể thiếu trên mâm cỗ của người Hưng Yên, như một minh chứng cho tình yêu với món bánh dân dã. Bánh dày làng Gàu được thực khách yêu thích và đặt mua với số lượng lớn phục vụ cho các cửa hàng ăn uống, hội nghị, tiệc cưới…

Ảnh: thegioidisan.vn

Ảnh: thegioidisan.

Màu xanh của tàu lá chuối lót bên dưới, bên trên có những chiếc bánh tròn trịa trông rất hấp dẫn. Món bánh dẻo dai trắng ngà hòa quyện cùng đỗ xanh mềm mịn bùi béo… mang cái Tết đến gần hơn với người dân làng Gàu và quyến rũ khách phương xa mau đến làng thưởng thức món bánh thơm ngon.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments