HomeBlog“Bánh giá chợ Giồng mời anh”…

“Bánh giá chợ Giồng mời anh”…

Bạn đang xem bài viết “Bánh giá chợ Giồng mời anh”… tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

“Một mai em gái theo chồng/ Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh”… Đó là chiếc bánh giá chợ Giồng nổi tiếng ở Gò Công Tây, Tiền Giang đã đi vào văn học dân gian.

Du lịch Tiền Giang thưởng thức món bánh giá chợ Giồng ngon nức tiếng

Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ

Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn – Ảnh: Hoài Vũ

Chợ Giồng là tên cũ của chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây hiện nay.

Bánh giá vừa là món ăn chơi vừa là món bánh khéo dùng trong các tiệc tùng trang trọng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng nhắc đến món bánh này trong tác phẩm của ông và nghe đâu hai câu ca dao trên hình như có liên quan đến một mối tình dang dở của đôi trai gái xứ Gò.

Bánh giá hay bánh vá đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng bánh đổ bằng bột và giá làm bằng đậu xanh nên mới gọi là bánh giá.

Lại có cách giải thích chiếc bánh trước khi chiên người ta cho bột vào một dụng cụ giống như cái vá múc canh nên mới gọi là bánh vá. Dù gọi thế nào, chiếc bánh chợ Giồng Gò Công đã đi vào văn hóa ẩm thực Nam Bộ từ lâu rồi.

Cách làm bánh giá cũng tương tự bánh cống nhưng cầu kỳ hơn, tỉ mẫn công phu hơn. Nguyên liệu chính để làm bánh giá gồm bột gạo, bột đậu nành, thịt nạc, gan heo, tôm đất, giá, đậu phộng, nấm mèo.

Để chiếc bánh thơm ngon, mùi vị đặc trưng, nhiều người còn cho thêm hột gà, óc heo vào bột trước khi chiên.

Cho bột và nhân bánh vào vá - Ảnh: Hoài Vũ

Cho bột và nhân bánh vào vá – Ảnh: Hoài Vũ

Đặt lên mặt bánh 1 - 2 con tép và đậu phộng trước khi chiên - Ảnh: Hoài Vũ

Đặt lên mặt bánh 1 – 2 con tép và đậu phộng trước khi chiên – Ảnh: Hoài Vũ

Theo chị Trần Hồng Loan – người con gái quê hương chợ Giồng, trước khi làm bánh phải chuẩn bị gạo 3 phần, đậu nành 1 phần đem ngâm nước chung một đêm trước khi xay thành bột.

Cho bột vào vá rồi phần nhưn gồm giá sống, thịt, gan heo… xong múc bột trải đều lên bánh, vun đầy như chiếc bánh bao. Kế đến đặt 1 – 2 con tép và đậu phộng lên mặt bánh trước khi cho vào chảo dầu đang sôi.

Khi bánh chín từ từ rút vá ra, trở bánh cho chín đều, xong vớt ra để ráo dầu. Nhìn con tôm đỏ au nằm trên mặt bánh và nhớ mấy câu thơ tình tứ “Anh ơi về tới Gò Công/ Nhớ mua bánh giá chợ Giồng tặng em” cũng đã thấy ngon.

Giờ đây, người đổ bánh giá ở Gò Công không còn nhiều, có lẽ do cách làm quá công phu và tốn kém.

Nhiều người kể lại trước đây bánh giá xứ Gò làm bằng con tôm đất đỏ au, ngọt lừ, chiên xong gói bằng lá chuối khô, về tới nhà mở ra bánh vẫn còn thơm phức.

Bây giờ con tôm đất hiếm hoi, người làm phải thay thế bằng tép rong, tép trấu, chất lượng không ngon bằng. Bánh mua về nhà thường đựng bằng bọc nilông nên cũng mất đi mùi vị thơm tho, béo giòn.

Đúng là muốn tìm lại mùi vị nguyên sơ của chiếc bánh giá Chợ Giồng thật không dễ gì!

 Bánh giá chiên chín để cho ráo dầu - Ảnh: Hoài Vũ

Bánh giá chiên chín để cho ráo dầu – Ảnh: Hoài Vũ

Bánh giá ăn kèm với rau sống và nước mắm chua cay, một loại nước chấm được chế biến kỳ công gồm tỏi, ớt, chanh, đường sao cho vừa mặn, ngọt, vừa dìu dịu thơm ngon.

Trước khi đưa đĩa bánh ra bàn ăn, chủ quán bao giờ cũng dùng kéo cắt bánh ra từng miếng nhỏ vừa ăn. Ai thích có thể gọi thêm một đĩa bún ăn kèm với bánh.

Trên bàn tiệc, trước khi ăn người ta thường tách bánh ra làm đôi làm tư, ít ai dùng đũa gấp nguyên chiếc bánh cho vào chén, ăn như vậy bị coi là thiếu tinh tế, thiếu lịch sự.

Theo Tuổi Trẻ

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết “Bánh giá chợ Giồng mời anh”… tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular