HomeẨm thựcCách làm bánh bò bí đỏ hấp mềm mịn nhiều rễ tre...

Cách làm bánh bò bí đỏ hấp mềm mịn nhiều rễ tre theo công thức chuẩn

Lâu lắm rồi mới lại làm bánh bò, tại tự nhiên thèm cái vị dai dai, ngòn ngọt, thơm ngậy rất đặc trưng ấy, mà chẳng biết mua ở đâu nên tự làm cho nhanh :D. Lần này làm lại mình cũng thử điều chỉnh một chút, vì công thức cũ vẫn có bạn phản hồi là làm không được, nên hi vọng là lần điều chỉnh này sẽ ổn hơn :). Cách làm kiểu này nhanh và dễ, bánh cũng mềm, thơm rất ngon, nhiều rễ tre “đạt chuẩn” nữa. Chỉ cần bạn đảm bảo đọc kỹ những lưu ý mà mình ghi bên dưới thì bánh sẽ ổn thôi (tỉ lệ cao gần 100%, hihi) 

Bạn đang xem: Cách làm bánh bò bí đỏ hấp mềm mịn nhiều rễ tre theo công thức chuẩn

CÁCH LÀM BÁNH BÒ THỐT NỐT RỄ TRE 🙂

Nguyên liệu 

  • 140 gram đường thốt nốt
  • 160 gram nước cốt dừa
  • 110 gram bột năng
  • 8 gram bột gạo
  • 3 quả trứng gà (60 gram/quả cả vỏ), đánh tan nhẹ
  • 8 gram dầu ăn
  • 5 gram bột nở (baking powder)
  • 4 gram muối nở (baking soda)

* Lưu ý:

– Đường thốt nốt mình dùng dạng lỏng của Palmania, đây là loại đường thốt nốt hữu cơ nguyên chất đặc, sánh, an toàn, có vị thơm ngon nhất trong tất cả các loại đường mình từng thử. Nếu các bạn dùng đường thốt nốt dạng cứng, các bạn nên cho thêm khoảng 10 ml, đun trên lửa nhỏ nhất, khuấy cho đường tan ra và chuyển sang màu nâu hơi caramel một chút để bánh có màu nâu đẹp nhé. 

– Bột nở (baking powder) khác với muối nở (baking soda), không được thay thế hai loại này cho nhau. Bột nở sẽ giúp bánh nở xốp, baking soda sẽ giúp bánh mềm hơn.

Cách làm

1. Cho đường thốt nốt và nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều trên lửa vừa – cao tới khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Để đường nguội về khoảng 30 độ C, khi sờ tay vào chỉ còn hơi ấm. 

* Nếu dùng đường dạng cứng, bạn cần đun chảy như phần lưu ý phía trên rồi mới cho cốt dừa vào, không nên đun cốt dừa quá lâu trên bếp sẽ làm cốt dừa bị khét và có mùi nồng. 

2. Khi đường đã nguội, rây bột năng, bột gạo vào (chưa cho bột nở và muối nở), khuấy đều. Rây trứng cho mịn, cho trứng và dầu ăn vào âu bột, khuấy đều. Để hỗn hợp nghỉ khoảng 15 – 20 phút.

3. Trong thời gian đợi bột nghỉLàm nóng lò nướng ở 170 độ C, hai lửa. Sau khi bật lò khoảng 5 phút thì cho khuôn bánh vào lò, làm nóng khuôn cùng với lò thêm 10 phút nữa. Bước làm nóng khuôn là bắt buộc, lí do tại sao mình sẽ giải thích phía dưới nhé.

Sau 10 phút, khi khuôn đã nóng, cho một miếng bơ nhỏ vào, dùng chổi phết đều bơ khắp lòng khuôn để chống dính, có thể dùng dầu ăn nhưng bơ sẽ thơm hơn nhiều. Cho khuôn vào lò thêm 5 phút nữa. Lý do không quết bơ ngay từ đầu là để tránh bơ sẽ bị cháy khi để khuôn trong lò quá lâu.

4. Khi khuôn đã rất nóng và sẵn sàng để nướng bánh, rây bột nở và muối nở vào bột, khuấy đều tới khi vừa hòa quyện thì dừng lại.

* Lưu ý:

– Bột nở và muối nở chỉ cho vào bột ngay trước khi nướng.

– Chỉ trộn tới khi bột vừa hòa quyện thì dừng lại, không trộn quá nhiều sẽ làm bánh bị chai/dai.

5 Sau khi trộn bột xong thì lấy khuôn ra khỏi lò, đổ bột qua rây vào khuôn. 

Xem thêm: Cách làm bánh mì Hokkaido Nhật Bản bằng nồi chiên không dầu thơm ngon

* Lưu ý:

– KHUÔN BÁNH PHẢI NÓNG khi đổ bột vào. Do có bột nở nên khi đổ bột vào khuôn nóng, khí sẽ nổi lên rất nhanh và tạo thành rễ tre đặc trưng của bánh bò, nếu khuôn nguội thì bánh sẽ không có rễ tre. Vì vậy, cần đổ bột nhanh tay và cho lại khuôn vào lò. 

– Nếu bạn làm nhiều khuôn, nên rây bột vào một âu riêng, sau đó mở cửa lò và kéo khay nướng ra, vẫn giữ khuôn trong lò và đổ bột nhanh tay rồi đóng cửa lò lại. Không lấy khuôn ra ngoài tránh làm khuôn nguội trong lúc đợi đổ các khuôn khác.

6. Nướng bánh ở 170 độ C trong khoảng 20 phút, sau đó hạ xuống 160 độ và nướng thêm 25 – 30 phút nữa. Thử bánh chín bằng cách xiên tăm vào giữa bánh, nếu rút tăm ra thấy đầu tăm hơi ướt nhưng sạch, không dích vụn bánh là được. 

Ở 20 phút đầu nên nướng nhiệt cao một chút để bánh nở tốt, sau đó hạ nhiệt để bánh chín và khô ráo bên trong. Nếu trong quá trình nướng thấy mặt bánh đã có dấu hiệu hơi cháy nhưng thử cắm tăm thấy bánh chưa chín bên trong thì là do nhiệt cao quá, cần lấy giấy bạc che mặt bánh, hạ nhiệt nướng đến khi bánh chín và rút kinh nghiệm giảm nhiệt ở các lần sau. 

7. Sau khi bánh chín, tắt lò, mở hé lửa lò, kẹp một chiếc đũa vào và để bánh trong lò thêm 5 phút rồi mới lấy ra. Bước này sẽ tránh việc bánh bị shock nhiệt và hạn chế bánh xẹp sau khi lấy ra. 

8. Sau 5 phút, lấy bánh ra khỏi khuôn và để nguội hoàn toàn trên rack. Sau khi bánh nguội, nên bọc kín và để ở nhiệt độ phòng khoảng 3 – 4 giờ mới ăn bánh sẽ mềm ngon hơn ngay khi vừa nướng xong. Bánh có thể bảo quản trong hộp kín ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 – 4 ngày. Bánh mới lấy từ tủ lạnh ra sẽ hơi cứng, trước khi ăn để ra ngoài cho bánh mềm trở lại hoặc quay trong lò vi sóng khoảng 10 – 20 giây cho bánh ấm, mềm.

* Các vấn đề thường gặp khi làm bánh bò:

1. Bánh không có rễ tre, chai:

-> Do bột nở có vấn đề hoặc trộn quá nhiều làm bột bị chai.

-> Do khuôn bánh không đủ nóng.

2. Bánh trong lò nở cao rồi xẹp luôn trong lò:

-> Cho quá nhiều bột nở

-> Ban đầu nướng ở nhiệt quá cao rồi hạ đột ngột. VD: Nếu như bạn nướng ở 190 độ C, 10 phút đầu bánh nở rất cao và mặt bánh nhanh cháy, vì thấy bánh có dấu hiệu cháy nên hạ thấp hẳn xuống 165 – 170 độ C, kết cấu bánh chưa vững, bị sốc nhiệt nên xẹp luôn trong lò.

3. Bánh lấy ra khỏi lò bị xẹp: 

-> Bên trong bánh chưa chín, còn nhiều hơi ấm

Xem thêm: Toàn cảnh ồn ào “bán giải công khai” của Miss Universe Vietnam 2023

RELATED ARTICLES

Most Popular