HomeBlogChinh phục đỉnh núi Cao Xiêm – “nóc nhà” của tỉnh Quảng...

Chinh phục đỉnh núi Cao Xiêm – “nóc nhà” của tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bài viết Chinh phục đỉnh núi Cao Xiêm – “nóc nhà” của tỉnh Quảng Ninh tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Huyện Bình Liêu thu hút du khách bởi hoa lau trắng trời, những thác nước đẹp, các cột mốc biên thùy và những đỉnh núi… Cùng iVIVU trải nghiệm chinh phục núi Cao Xiêm, ngọn núi cao nhất Quảng Ninh được nhiều du khách yêu thích.

Chinh phục đỉnh núi Cao Xiêm – “nóc nhà” của tỉnh Quảng Ninh

Bình Liêu nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Quảng Ninh, là huyện miền núi có độ cao trung bình từ 500-600m so với mặt nước biển, với nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m (Cao Xiêm, Cao Ba Lanh, Ngàn Chi…). Khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, trưa nắng ấm, chiều và đêm lạnh. 96% người Bình Liêu là đồng bào Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa…

Đỉnh núi. Ảnh: Hồng Hà

Đỉnh núi. Ảnh: Hồng Hà.

Du khách đến Bình Liêu yêu thích chinh phục những ngọn núi cao, trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ với các thác nước, rừng hoa sở, trà hoa vàng, rừng dược liệu hay tham quan quy trình làm miến dong, thăm bản làng của đồng bào dân tộc…

Nhiều mâm xôi và sim tím. Ảnh: Hương Chi

Khu vực đồi mọc nhiều mâm xôi và sim tím. Ảnh: Hương Chi.

Mảnh đất Bình Liêu đặc biệt gây ấn tượng với du khách bởi những đỉnh núi, cột mốc mà du khách muốn chinh phục, trong đó đỉnh núi Cao Xiêm là đỉnh cao nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trong số 64 cột mốc, chỉ một số được khai thác du lịch như 1300, 1302, 1305 và 1327. Trong đó, du khách lựa chọn chinh phục cột mốc 1305 nhiều nhất.

Những đoạn dốc lởm chởm đá. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Những đoạn dốc lởm chởm đá. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đỉnh Cao Xiêm còn gọi là đỉnh Khau Khoang hoặc Cột Cờ có độ cao 1.429m so với mực nước biển. Mùa lạnh ở đây thường bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, cũng là mùa leo núi, săn mây. Từ trên đỉnh 1.429m, du khách sẽ được nhìn toàn cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp của huyện Bình Liêu.

Ảnh: Báo Quảng Ninh

Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bức tường thành bằng đá. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Bức tường thành bằng đá. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đường từ chân núi lên đỉnh núi Cao Xiêm dài hơn 7 km nên có thể kết hợp vừa leo núi vừa cắm trại dã ngoại. Đường đi chủ yếu là lối mòn men theo sườn núi băng qua những đồi cỏ lau bao la. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu có 4 cung đường để chinh phục Cao Xiêm: hướng bản Cao Thắng (xã Lục Hồn), hướng bản Lục Ngù (xã Húc Động), hướng bản Ngàn Mèo (xã Lục Hồn) và hướng bản Co Nhan (xã Tình Húc).

Dừng nghỉ check in. Ảnh: Hồng Hà

Dừng nghỉ check-in. Ảnh: Hồng Hà.

Tuy nhiên, cung đường Lục Ngù và Co Nhan rất ít người đi, chủ yếu là nơi người dân địa phương chăn thả gia súc, hướng bản Cao Thắng và Ngàn Mèo thuận lợi hơn nên thường được du khách lựa chọn chinh phục.

Thị trấn Bình Liêu nhìn từ đỉnh núi. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Thị trấn Bình Liêu nhìn từ đỉnh núi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lên đến độ cao khoảng 1.000m, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của nhiệt độ, không khí trở nên loãng hơn. Phong cảnh thiên nhiên càng hùng vĩ hơn với những dãy “tường thành” nối tiếp nhau chạy dài.

Ảnh: Báo Bình Phước.

Ảnh: Báo Bình Phước.

Sở dĩ có những bức tường đá này là do người dân Lục Hồn và Húc Động tạo ra để phân chia lãnh thổ và ngăn không cho gia súc của mình sang địa phận khác. Lại có sự tích thuở xưa xã Húc Động và xã Lục Hồn có đôi trai gái thường lén lút lên núi hẹn hò.

Đường lên núi Cao Xiêm. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Đường lên núi Cao Xiêm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cả hai đã bị dân bản phát hiện và ngăn cấm không cho qua lại với nhau, và để tránh điều tiếng người dân hai xã đã dựng lên hàng rào đá này. Những thành đá được dựng lên từ xa xưa lắm, từ năm nào thì không ai rõ.

Đường mòn lên núi. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Đường mòn lên núi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Từ chân núi, thường sẽ mất khoảng 2 tiếng để lên đến đỉnh Cao Xiêm. Đặc biệt, vào dịp cuối năm, trên đường lên núi du khách còn bắt gặp rất nhiều cây sau sau cổ thụ trổ lá đỏ rực rỡ, hoa sở nở bung trắng xóa và cây hồi đang kết trái tỏa hương thơm.

Hoa sở nở trắng muốt. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Hoa sở nở trắng muốt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đường leo núi Cao Xiêm không quá xa, tuy nhiên du khách cần chú ý uống nước và nghỉ ngơi giữ sức. Trên đỉnh núi vào mùa hè nền nhiệt khoảng 15 – 19 độ C, mùa đông xuống còn dưới 10 độ C.

Bóng mát của những cây rừng giúp người leo núi tránh nắng. Ảnh: VnExpress.

Bóng mát của những cây rừng giúp người leo núi tránh nắng. Ảnh: VnExpress.

Những ngày trời quang từ đỉnh núi Cao Xiêm có thể nhìn bao quát toàn cảnh huyện Bình Liêu và khu vực núi cao thuộc biên giới với Trung Quốc. Đoạn đường xuống núi ít mất sức hơn nhưng vẫn dễ dàng chùng chân với những ai ít vận động liên tục. Vì thế để có chuyến leo núi trọn vẹn, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên, tham gia chạy bộ, đạp xe để quen với việc vận động cường độ cao trước khi bắt đầu hành trình leo núi.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chinh phục đỉnh núi Cao Xiêm – “nóc nhà” của tỉnh Quảng Ninh tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments