HomeBlogChùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc...

Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam

Bạn đang xem bài viết Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Chùa Phật Quang nổi tiếng tại Bình Thuận là nơi đang lưu giữ nhiều báu vật, trong đó có bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ được thực hiện trong suốt 28 năm.

Chùa Phật Quang ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam

Tọa lạc tại đường Trần Quang Khải (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), chùa Phật Quang có niên đại khoảng 320 năm, được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Tọa lạc tại đường Trần Quang Khải (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), chùa Phật Quang có niên đại khoảng 320 năm, được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Hòa thượng Thích Huệ Tánh, Trụ trì chùa, là người đã cho khởi tạo xây ngôi chính điện này.

Hòa thượng Thích Huệ Tánh, Trụ trì chùa, là người đã cho khởi tạo xây ngôi chính điện này. “Khi đang quét dọn sân chùa, tôi cùng các đệ tử vô tình phát hiện bên dưới sân chùa cổ (là chính điện của ngôi chùa nổi tiếng Phật Quang ngày nay) một căn hầm. Thầy trò tôi vui mừng khôn xiết vì tìm thấy trong hầm một kho báu vô giá, đó là bộ kinh Pháp Hoa”, sư Thích Huệ Tánh chia sẻ.

Bộ kinh pháp hoa tên đầy đủ là Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh với niên đại khoảng 3 thế kỷ, được sư Trụ trì bảo quản cẩn thận cùng nhiều lớp khóa để tránh bị mất cắp.

Bộ kinh pháp hoa tên đầy đủ là Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh với niên đại khoảng 3 thế kỷ, được sư Trụ trì bảo quản cẩn thận cùng nhiều lớp khóa để tránh bị mất cắp.

Bộ kinh được khắc ngược bằng chữ Hán trên 118 tấm ván gồm 110 tấm khắc, tổng cộng 6 vạn chữ, 8 tấm khắc tranh về cuộc đời của Đức Phật. Vật liệu được sử dụng là gỗ thị đỏ với tiêu chí bền và tác dụng xua đổi côn trùng, rắn rết. Mỗi tấm khắc dài 68 cm, rộng 26 cm, dày 26 mm. Tác phẩm cũng từng được ghi danh trong sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

Bộ kinh được khắc ngược bằng chữ Hán trên 118 tấm ván gồm 110 tấm khắc, tổng cộng 6 vạn chữ, 8 tấm khắc tranh về cuộc đời của Đức Phật. Vật liệu được sử dụng là gỗ thị đỏ với tiêu chí bền và tác dụng xua đổi côn trùng, rắn rết. Mỗi tấm khắc dài 68 cm, rộng 26 cm, dày 26 mm. Tác phẩm cũng từng được ghi danh trong sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

Thầy Thích Huệ Tánh cầm trên tay một tấm mộc bản khắc họa hình ảnh Đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp cho thánh chúng nghe. Đây không chỉ là những hình ảnh minh họa của Đức Phật với chúng sinh mà còn là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật quý hiếm.

Thầy Thích Huệ Tánh cầm trên tay một tấm mộc bản khắc họa hình ảnh Đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp cho thánh chúng nghe. Đây không chỉ là những hình ảnh minh họa của Đức Phật với chúng sinh mà còn là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật quý hiếm.

Tác phẩm do ba thiền sư người Hoa là Khất sỹ Minh Dung, Thiệt Huệ (hiệu Khánh Tài), Thiệt Sát (hiệu Báo Hương) và 18 Phật tử khắc trong 28 năm từ (1706-1734). Một trong những tấm mộc bản phần cuối của bộ Kinh ghi lại những điều này. Ngày nay, nét khắc trên những mộc bản vẫn còn sắc sảo và rõ nét.

Tác phẩm do ba thiền sư người Hoa là Khất sỹ Minh Dung, Thiệt Huệ (hiệu Khánh Tài), Thiệt Sát (hiệu Báo Hương) và 18 Phật tử khắc trong 28 năm từ (1706-1734). Một trong những tấm mộc bản phần cuối của bộ Kinh ghi lại những điều này. Ngày nay, nét khắc trên những mộc bản vẫn còn sắc sảo và rõ nét.

Trần nhà phía trong chánh điện được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc mang đậm dấu ấn nhà Phật.

Trần nhà phía trong chánh điện được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc mang đậm dấu ấn nhà Phật.

Hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ 2 miền Nam Bắc đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng khoảng 2 tấn. Chính mảng ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông.

Hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ 2 miền Nam Bắc đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng khoảng 2 tấn. Chính mảng ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông.

Đỉnh tòa tháp với hình dáng của rồng 5 móng được ốp bằng những mảnh sành giúp nổi bật hơn dưới ánh nắng chiếu rọi.

Đỉnh tòa tháp với hình dáng của rồng 5 móng được ốp bằng những mảnh sành giúp nổi bật hơn dưới ánh nắng chiếu rọi.

Ngoài ra, linh vật rồng 5 móng còn được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ như cửa sổ, hàng cột... Rồng 5 móng chùa Phật Quang là nét khác biệt hoàn toàn so với rồng 4 móng của nhiều đình, chùa khác trên cả nước.

Ngoài ra, linh vật rồng 5 móng còn được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ như cửa sổ, hàng cột… Rồng 5 móng chùa Phật Quang là nét khác biệt hoàn toàn so với rồng 4 móng của nhiều đình, chùa khác trên cả nước.

Chùa Phật Quang gần đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương khi đến với Phan Thiết.

Chùa Phật Quang gần đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương khi đến với Phan Thiết.

 

Theo Zing News

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular