HomeBlogChùa Thiên Quýt ở Hạ Long – Không gian thiền định giữa...

Chùa Thiên Quýt ở Hạ Long – Không gian thiền định giữa rừng núi

Bạn đang xem bài viết Chùa Thiên Quýt ở Hạ Long – Không gian thiền định giữa rừng núi tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Phường Hoành Bồ thuộc thành phố Hạ Long có nhiều tiềm năng, ưu thế khi sở hữu số lượng lớn danh thắng. Trong đó, nổi bật quần thể danh thắng Núi Mằn, có di tích chùa Quýt (chùa Thiên Quýt) linh thiêng tựa đồi núi, nhìn ra con sông Đá Trắng, tạo nên khung cảnh thơ mộng.

Chùa Thiên Quýt ở Hạ Long – Không gian thiền định giữa rừng núi

Chùa Thiên Quýt ở thôn Đá Trắng là ngôi chùa rất cổ được xây dựng vào thời nhà Trần. Theo dân gian truyền lại, xưa kia trên đỉnh núi Mằn có vườn quýt rừng, quanh năm cho quả ngon ngọt nhưng chỉ có thể ăn tại chỗ. Ai cố tình mang quýt đi thì sẽ bị lú lẫn và quên đường về. Nhưng đỉnh núi cao hiểm trở chỉ có những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng mới có thể leo núi được.

Chùa Thiên Quýt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Chùa Thiên Quýt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Sau đó vị thần núi động lòng thương gọi những con phượng hoàng bay đến núi Mằn cắp quả quýt xuống rải ở khu vực đồi thấp. Hạt nhanh chóng nảy mầm, phát triển thành một rừng quýt tươi tốt. Cảm tạ trời Phật, dân trong vùng lập chùa để ghi nhớ công ơn và lấy tên gọi là chùa Quýt. Đồi quýt xưa đã bị cây rừng chen lấn chỉ còn một gốc duy nhất nay vẫn còn ở giữa cửa chùa.

Xây dựng lại chùa vào năm 2017. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Xây dựng lại chùa vào năm 2017. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cũng theo các cụ cao niên kể lại, đây vốn là ngôi chùa cổ không có văn bia, cây hương hay gốc tích nào cả. Xưa có một danh tướng sau khi đánh giặc hy sinh, được người dân địa phương mang về chôn và thờ phụng. Ban đầu nơi đây chỉ là ngôi miếu nhỏ, về sau có thêm tượng Phật, Bồ Tát nên trở thành chùa.

Không gian sân chùa rộng rãi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Không gian sân chùa rộng rãi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ngôi chùa Thiên Quýt ban đầu rất đơn sơ, thấp nhỏ, được xây dựng bằng đá cát, vôi… người vào chùa phải cúi khom mới vào được. Chùa sau này nhiều lần được tôn tạo, xây dựng lại. Lần tôn tạo gần nhất là vào năm 2005, rồi 2017, bằng nguồn vốn xã hội hóa, phát tâm công đức của Phật tử, đường vào chùa cũng được xây dựng để giúp đi lại thuận tiện cho khách hành hương.

Tượng Quan Âm chùa Thiên Quýt. Ảnh: Chùa Thiên Quýt.

Tượng Quan Âm ở chùa Thiên Quýt. Ảnh: Chùa Thiên Quýt.

Ngày nay chùa có diện mạo khang trang, rộng rãi thoáng mát, theo kiến trúc “tiền Phật, hậu thánh”, có nhà khách, nhà sắp lễ phục vụ khách hành hương. Chùa có địa thế đẹp, lưng tựa núi, mặt nhìn ra sông Mằn (sông Đá Trắng). Điều đáng chú ý là chùa vẫn giữ được cảnh đẹp từ xa xưa, không gian xanh giữa rừng thông bát ngát, tĩnh lặng, đưa lại cảm giác yên bình, thư thái cho bất cứ ai từng đến đây.

Ngôi chùa bên sông Đá Trắng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ngôi chùa bên sông Đá Trắng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ngoài ý nghĩa lịch sử, chùa Thiên Quýt còn mang ý nghĩa tâm linh, là chốn thiền tự thanh bình, điểm đến của bà con Phật tử cũng như người mộ đạo từ khắp nơi. Sau những ngày lao động mệt nhọc, vào ngày rằm, mùng một, người dân đến chùa nghe thầy giảng pháp giúp thư thái tinh thần, khiến con người thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chùa Thiên Quýt ở Hạ Long – Không gian thiền định giữa rừng núi tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular