HomeBlogĐông Timor – Thiên đường bị lãng quên

Đông Timor – Thiên đường bị lãng quên

Bạn đang xem bài viết Đông Timor – Thiên đường bị lãng quên tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Là “quốc gia trẻ nhất” trong khu vực Đông Nam Á khi chỉ mới thành lập năm 2002 với quy mô diện tích và dân số vô cùng khiêm tốn. Nhưng đất nước Đông Timor vẫn ẩn chứa những điều khiến bạn bất ngờ!

Đông Timor – Thiên đường bị lãng quên

Vị trí địa lý

Đông Timor bao gồm phần đông bắc và một phần phía tây của đảo Timor cùng hai đảo phụ cận Atauro và Jaco. Phía đông và phía bắc Đông Timor gắn với các đảo thuộc Indonesia, phía nam gần với Úc được ngăn cách bởi biển Timor. Nước này chính là một phần của Indonesia trước kia.

Bản đồ Đông Timor. Ảnh: Wikimedia Commons

Bản đồ Đông Timor. Ảnh: Wikimedia Commons

Đông Timor rất nhỏ bé, chỉ có diện tích khoảng 15.410km vuông, nhỏ hơn cả tỉnh lớn nhất của nước ta, Nghệ An. Khí hậu Đông Timor phân chia mùa mưa và mùa khô rõ rệt, rất giống khí hậu ở miền nam Việt Nam. Do chưa được khai thác du lịch, Đông Timor vẫn còn rất hoang sơ, có thể nói đây là thiên đưỡng lãng quên của Đông Nam Á.

Lịch sử hình thành

Đông Timor nằm trong top những quốc gia trẻ nhất thế giới. Bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ vào thế kỷ 16. Đến 1975, Đông Timor tuyên bố độc lập nhưng chỉ 9 ngày sau lại bị các lực lượng của Indonesia chiếm đóng và trở thành một tỉnh của nước này. Trong suốt thời gian này liên tục xảy ra nội chiến khiến hàng trăm nghìn người Đông Timor bỏ mạng cùng hàng nghìn ngôi làng bị thiêu rụi.

Ảnh: Vulneratble Twenty Group

Ảnh: Vulneratble Twenty Group

Đến 1999, một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hợp quốc tổ chức đã quyết định số phận của Đông Timor. Đa số người dân nước này bỏ phiếu đồng ý tách khỏi Indonesia. Tuy nhiên giai đoạn trưng cầu dân ý cũng không diễn ra suôn sẻ bởi bị các lực lượng Indonesia chống phá. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến ý chí của người dân khi đi bộ hàng cây số đến xếp hàng để bỏ phiếu.

Sau thời gian đau thương, Đông Timor cuối cùng cũng giành được độc lập vào ngày 20-5-2002 và được gọi Timor Leste trong tiếng Anh. Timor trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là phía đông.

Dân số

Dân số Đông Timor cực kỳ khiêm tốn với chỉ khoảng 1,3 triệu người. Sau khi độc lập, số người theo công giáo Roma ở đây chiếm đa số, và nhiều chỉ sau đất nước Philippines. Tuy dân số ít nhưng có đến 31 đảng phái đang cùng hoạt động. Xu hướng dân số ở đây đa số là dân số trẻ, mỗi gia đình sinh từ 10 đến 12 người con.

Dân số Đông Timor là dân số trẻ. Ảnh: CARE International

Dân số Đông Timor là dân số trẻ. Ảnh: CARE International

Thủ đô Dili

Dili là thủ đô, thành phố cảng lớn nhất nước này. Thành phố nằm ở bờ biển phía bắc, với diện tích 59,9 km vuông, dân số 250.000 người. Dili cực kỳ nổi tiếng với bức tượng chúa Giê-su khổng lồ, một trong những bức tượng chúa cao nhất thế giới với chiều cao 27m.

Thủ đô Dili. Ảnh: Lowy Institute

Thủ đô Dili. Ảnh: Lowy Institute

Biển tại Dili, thủ đô Timor Leste. Ảnh: Shutterstock

Biển tại Dili, thủ đô Timor Leste. Ảnh: Shutterstock

Bức tượng là món quà của chính phủ Indonesia dành cho người dân Đông Timor vào năm 1996. Để lên được tượng phải đi bộ qua 500 bậc thang, băng qua những bức chạm khắc bằng đồng mô tả những chặng đường thánh giá. Khi đến đỉnh, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thủ đô Dili và đường bờ biển rất tuyệt vời.

Ẩm thực Đông Timor

Ẩm thực Đông Timor chịu ảnh hưởng lớn của Indonesia, từ gạo đến gia vị. Đặc sản nước này là các món cá và cà ri. Nước này còn có các món ăn từ Trung Quốc, Nhật Bản và Bồ Đào Nha. Hải sản là món ăn chính ở quốc đảo này.

Đồ uống truyền thống ở đây là cà phê. Đông Timor đang dần đứng vững trong thị trường cà phê toàn cầu. Trung bình một cốc cà phê có giá dưới 1USD, rẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu.

Các món cà ri ở Đông Timor. Ảnh: Bếp Vàng

Các món cà ri ở Đông Timor. Ảnh: Bếp Vàng

Văn hóa Đông Timor

Văn hóa Đông Timor chịu ảnh hưởng của cả Bồ Đào Nha và Indonesia. Quốc gia này có truyền thống thi ca, thủ tướng cũng từng là nhà thơ nổi tiếng. Các công trình ở Đông Timor được người Bồ Đào Nha xây dựng tạo nên nét đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Ảnh: Meer

Ảnh: Meer

Ở Đông Timor có rất nhiều lễ hội. Trong đó, lễ hội văn hóa và ẩm thực được tổ chức vào tháng 3 hằng năm có quy mô hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình lễ hội diễn ra có các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời như múa vũ điệu truyền thống, âm nhạc, ẩm thực…

Quốc gia duy nhất chưa là thành viên của ASEAN

ASEAN là tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á được thành lập từ năm 1967. Trải qua thời gian thì mục tiêu hành động, thành viên của tổ chức này liên tục thay đổi, cập nhật. Đông Timor từng nộp đơn gia nhập năm 2011 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại nước này vẫn chưa được gia nhập tổ chức.

Ảnh: ASEMPEA

Ảnh: ASEMPEA

Mặc dù chưa là thành viên chính thức, ASEAN đã chấp nhận cho quốc gia trẻ tuổi này làm quan sát viên để thúc đẩy và động viên nước này nỗ lực hơn nữa.

Một trong những nước nghèo nhất thế giới

Qua thời gian Đông Timor vẫn có những sự tiến bộ, những nỗ lực không ngừng nghỉ nhưng nước này vẫn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất thế giới với tổng GDP chỉ 1,2 tỷ USD/năm. Trong số này có đến 80% đóng góp từ khai thác dầu khí, điều này khiến đất nước phụ thuộc vào khai thác dầu mỏ rất nhiều.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ

Chi phí sinh hoạt ở Đông Timor rất đắt đỏ, gấp 3 lần khi so sánh với thủ đô Hà Nội hoặc Jakarta của Indonesia. Đông Timor sử dụng đô la Mỹ làm đồng tiền chính thức.

Tượng chúa Kito ở thủ đô Dili. Ảnh: VnExpress

Tượng chúa Kito ở thủ đô Dili. Ảnh: VnExpress

Miễn phí y tế và giáo dục

Chính phủ non trẻ Đông Timor cung cấp miễn phí tất cả chi phí giáo dục và y tế cho mọi người dân. Người từ 60 tuổi trở lên được trợ cấp 60USD/tháng, trợ cấp cho người thất nghiệp 90USD/tháng.

Học sinh học 4 thứ tiếng

Khi học sinh nước này hoàn thành chương trình phổ thông phải sử dụng thành thạo 4 ngôn ngữ: tiếng bản địa, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh và tiếng Bahasa (Indonesia). Trong các văn bản chính thức, tiếng Anh và Bồ Đào Nha được sử dụng, điều này giúp thế hệ trẻ hội nhập nhanh với thế giới và rất dễ để phát triển du lịch.

Học sinh Timor Leste học 4 thứ tiếng. Ảnh: UNICEF connect

Học sinh Timor Leste học 4 thứ tiếng. Ảnh: UNICEF connect

Hộ chiếu “có giá” top đầu khu vực

Hộ chiếu Đông Timor còn quyền lực hơn cả Việt Nam khi người sở hữu hộ chiếu này có thể đến các nước trong khối Schegen trong vòng 3 tháng mà không phải xin thị thực. Có được điều này là do giờ đây nước này vẫn liên kết với Bồ Đào Nha và các nước nói tiếng Bồ trong khu vực châu Âu.

Ảnh: Victor Matara

Ảnh: Victor Matara

Viettel làm chủ mạng di động ở Đông Timor

Viettel đang là chủ đầu tư của nhà mạng lớn nhất Đông Timor, Telemor với thị phần vô cùng lớn, chiếm 55% tổng thuê bao. Chính phủ Đông Timor đánh giá rất cao Telemor của Viettel và coi đây là điển hình đầu tư nước ngoài thành công. Người dân Đông Timor cũng rất thích sử dụng Telemor vì tốt hơn và rẻ hơn các nhà mạng của Indonesia. Được làm việc ở Telemor là sự tự hào lớn, vì đây là công ty lớn, đồng nghĩa với thu nhập cao.

Nhà mạng lớn nhất Đông Timor. Ảnh: Twitter

Nhà mạng lớn nhất Đông Timor. Ảnh: Twitter

Đất nước non trẻ Đông Timor vẫn còn nhiều thử thách trong sự hội nhập với thế giới. Tuy nhiên “thiên đường bị lãng quên” vẫn có vô vàn cơ hội cho sự phát triển của mình. Cùng theo dõi iVIVU để nhận nhiều bài viết hữu ích cho chuyến du lịch của bạn!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đông Timor – Thiên đường bị lãng quên tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments