HomeKhám pháĐường lên đỉnh Everest ngày càng nguy hiểm do biến đổi khí...

Đường lên đỉnh Everest ngày càng nguy hiểm do biến đổi khí hậu

Đường lên đỉnh Everest ngày càng nguy hiểm do biến đổi khí hậu - 1

Hàng loạt khe nứt sâu và những trận tuyết lở chết người là mối đe dọa thường trực cho các nhà leo núi khi họ muốn chinh phục đỉnh Everest (Ảnh: BI).

Leo núi Everest từ lâu đã được xem là thử thách hàng đầu của các nhà leo núi, cũng như ưa thích khám phá những vùng đất mạo hiểm.

Giờ đây, thử thách này thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn, do thác băng Khumbu – con đường thường được các nhà thám hiểm lựa chọn để leo núi Everest – đang mất dần sự ổn định và có thể bị xói mòn.

Nguyên nhân được cho là biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao, và lượng tuyết giảm nghiêm trọng. Hệ quả là những dòng sông băng đã biến thành “hiểm địa” cho bất cứ ai có ý định muốn chinh phục ngọn núi này.

Ngay cả những tổ chức leo núi lâu năm cũng quyết định trì hoãn mùa leo núi Everest trong năm nay do điều kiện không an toàn trên Thác băng Khumbu.

Paul Mayewski, nhà nghiên cứu và khí tượng học tại Đại học Maine (Mỹ), cho biết, tuyết lở, băng rơi, và các khe nứt trên vách núi tại thác băng Khumbu là nguyên nhân chính khiến việc leo núi trở nên nguy hiểm.

Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều khu vực khác xung quanh núi Everest trở nên không ổn định, tạo ra những khe nứt sâu và những trận tuyết lở chết người.

“Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn khi khí hậu ấm lên, việc leo núi là vô cùng nguy hiểm ở thời gian này”, Mayewski nhận định.

Alan Arnette, một huấn luyện viên leo núi và từng chinh phục đỉnh Everest, cũng cho rằng 3 nguyên nhân chính gây tử vong khi leo núi Everest là tuyết lở trên thác băng (49% số ca tử vong), băng rơi (33%) và rơi vào khe nứt (13%).

Theo đó, ước tính từ năm 1953 đến năm 2019, đã có tổng cộng 45 người đã thiệt mạng tại Thác băng Khumbu khi chinh phục đỉnh Everest.

Đường lên đỉnh Everest ngày càng nguy hiểm do biến đổi khí hậu - 2

Tình trạng đáng báo động của Thác băng Khumbu khiến cho việc leo núi Everest trở nên vô cùng nguy hiểm (Ảnh: BI).

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cảnh báo rằng thế giới có thể rơi vào tình trạng đầy nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi con người chưa giải quyết tốt những ảnh hưởng của cuộc biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu cho thấy trong tổng số 35 dấu hiệu hữu ích theo dõi sự thay đổi của khí hậu, có tới 20 dấu hiệu đã chạm tới mức cực đoan kỷ lục.

20 dấu hiệu này bao gồm các phép đo liên quan đến nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất, mức độ nhiên liệu hóa thạch, mực nước biển và độ che phủ của rừng toàn cầu.

Năm 2024, tình trạng có thể tồi tệ hơn, khi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo hiện tượng El Nino kết hợp với biến đổi khí hậu có thể đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức cao chưa từng thấy.

Tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á, nắng nóng gay gắt ở một số nơi đã đẩy chỉ số nóng bức vượt quá 47 độ C trong các ngày 25-27/4. Trường hợp cá biệt được ghi nhận ở Thái Lan vào ngày 25/4, khi chỉ số nóng bức ở thủ đô Bangkok vượt 52 độ C.

Sự kết hợp giữa nắng nóng và mưa ít có thể làm tăng nguy cơ hạn hán và cháy rừng ở một số vùng. Trong khi đó ở các vùng đất vốn dĩ được bao phủ bởi băng tuyết, thì nay đối mặt tình trạng băng tan, tuyết sụt giảm, và nhiều hệ lụy khó lường khác.

RELATED ARTICLES

Most Popular