HomeBlogKhám phá lịch sử tại di tích nhà tù Sơn La

Khám phá lịch sử tại di tích nhà tù Sơn La

Bạn đang xem bài viết Khám phá lịch sử tại di tích nhà tù Sơn La tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cùng iVIVU khám phá di tích lịch sử nhà tù Sơn La, nơi lưu giữ những chứng tích, minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Khám phá lịch sử tại di tích nhà tù Sơn La

Ảnh: @sipi.1989

Ảnh: @sipi.1989.

Di tích lịch sử nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Phạ thuộc địa phận tỉnh Sơn La và được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Nhà tù Sơn La được người Pháp xây dựng năm 1908. Đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh, chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến, nhà tù được xây dựng mở rộng thêm, diện tích đã lên đến 2.170 mét vuông.

Ảnh: @jjeena99

Ảnh: @jjeena99.

Sau các đợt đánh bom nhà tù đã bị tàn phá khá nhiều. Ảnh: VOV

Sau các đợt đánh bom nhà tù đã bị tàn phá khá nhiều. Ảnh: VOV.

Không chỉ nhà tù Sơn La, mà hệ thống nhà tù cả nước khi ấy cũng được chính quyền cai trị tăng cường xây dựng và mở rộng. Nhà tù Sơn La cũng chính là một minh chứng mạnh mẽ cho một thời kỳ đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người dân kiên cường đã bị đày ải, giam cầm bởi thực dân Pháp.

Cổng vào nhà tù Sơn La. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Cổng vào nhà tù Sơn La. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Khu trại giam chính trong nhà tù. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Khu trại giam chính trong nhà tù. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Tháp canh. Ảnh: baotnvn

Tháp canh. Ảnh: baotnvn.

Mô hình được mô phỏng lại bên trong phòng giam. Ảnh: baotnvn

Mô hình được mô phỏng lại bên trong phòng giam. Ảnh: baotnvn.

Nhà tù được Pháp cho xây dựng rất kiên cố, tường được xây từ đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần. Sàn nằm của tù nhân cũng được xây bằng đá, láng xi măng cao 0,4m, rộng 2m, dài 12m dọc theo 2 bên tường. Mép ngoài giường được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.

Bên trong một phòng giam. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Bên trong một phòng giam. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Bộ cùm chân trong phòng giam. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Bộ cùm chân trong phòng giam. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Ảnh: baotnvn

Ảnh: baotnvn.

Tượng mô phỏng. Ảnh: @nhatn_am

Tượng mô phỏng. Ảnh: @nhatn_am.

Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, vào mùa hè, những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, còn vào mùa đông những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá rét thấu xương thịt. Điều kiện khắc nghiệt cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân.

Tháp canh. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Tháp canh. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Nơi riêng biệt giam giữ tù nhân bị bệnh. Ảnh: baotnvn

Nơi riêng biệt giam giữ tù nhân bị bệnh. Ảnh: baotnvn.

Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng Sản. Nhưng thực dân Pháp không ngờ rằng, nơi đây đã trở thành lò đào tạo, bồi dưỡng những chiến sỹ tiêu biểu xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa Cách Mạng Tháng Tám năm 1945.

Cây đào Tô Hiệu mọc trong khuôn viền nhà tù. Ảnh: baotnvn

Cây đào Tô Hiệu mọc trong khuôn viên nhà tù. Ảnh: baotnvn.

Phòng giam nhà cách mạng Tô Hiệu. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Phòng giam nhà cách mạng Tô Hiệu. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Nhà tù Sơn La được xây dựng và phân chia thành các hạng mục: cổng chính và tường rào bao quanh, hệ thống chòi canh, hệ thống phòng giam trên mặt đất, hệ thống phòng giam dưới mặt đất, khu sân chung. Trải qua hai lần tàn phá bằng bom của thực dân Pháp (1952) và đế quốc Mỹ (1965), di tích nhà tù Sơn La không còn nguyên vẹn.

Tường bao của nhà tù. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Tường bao của nhà tù. Ảnh: Báo Tri thức và Cuộc sống.

Lối vào nhà tù. Ảnh: Tạp chí điện tử văn hóa và phát triển

Lối vào nhà tù. Ảnh: Tạp chí điện tử văn hóa và phát triển.

Sau ngày hòa bình thống nhất cho đến năm 1980, bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ.

Đường xuống xà lim ngầm. Ảnh: baotnvn

Ảnh: baotnvn.

Xà lim ngầm, nơi tra tấn tù nhân. Ảnh: baotnvn

Xà lim ngầm, nơi tra tấn tù nhân. Ảnh: baotnvn.

Nhà tù Sơn La trở thành địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần yêu nước cho nhân dân, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Nơi đây chính là một bằng chứng vật chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, minh chứng điển hình về tội ác tàn bạo của chế độ thực dân cũ đối với nhân dân Việt Nam, đồng thời, khẳng định chủ nghĩa yêu nước chân chính, ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Tường rào bảo vệ. Ảnh: @nbt_nguyennn

Tường rào bảo vệ. Ảnh: @nbt_nguyennn.

Dụng cụ còng đầu và tay tù nhân. Ảnh: @nhatn_am

Dụng cụ còng đầu và tay tù nhân. Ảnh: @nhatn_am.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khám phá lịch sử tại di tích nhà tù Sơn La tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments