HomeKhám pháKhám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua

Khám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua

Tổ tiên của chó nhà có thể là sự lai tạo giữa hai quần thể sói

Nhóm nghiên cứu quốc tế do Viện Francis Crick dẫn đầu đã tiết lộ tổ tiên của chó nhà có thể đến từ hai quần thể sói trên thế giới. Quá trình thuần hóa này diễn ra từ 15.000 đến 30.000 năm trước, sau khi nông nghiệp ra đời.

Khám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua - 1
Hóa thạch của một con sói con 18.000 năm tuổi được đưa vào nghiên cứu (Ảnh: Sergey Fedorov).

Nhóm chuyên gia đã giải mã 66 bộ gen của loài sói cổ đại từ châu Âu, Siberia và Bắc Mỹ, thêm vào đó là các bộ gen đã được tìm hiểu trong quá khứ. 

Tác giả chính của nghiên cứu, Anders Bergstrom, giải thích: “Bằng cách nghiên cứu những con sói cổ đại sống trong khoảng thời gian thuần hóa chó, chúng tôi nhận thấy rằng những con chó nói chung có quan hệ họ hàng gần với những con sói cổ đại ở châu Á hơn là những con sói cổ đại ở châu Âu, điều này cho thấy một quá trình thuần hóa ở đâu đó phía Đông địa cầu”. 

Đặc biệt, một số loài chó ở châu Phi và Cận Đông có thể nhận thêm một phần đóng góp di truyền từ 20 đến 60% từ một quần thể sói khác mang nguồn gốc từ phương Tây.

Điều này có thể giải thích rằng, tổ tiên của loài cho ngày nay dường như đến từ hai quần thể nguồn gốc khác biệt của loài sói.

Xem thêm: Thêm bằng chứng cho thấy tổ tiên của chó nhà là loài sói

Bí ẩn vật liệu “đóng băng” khi bị nung nóng

Nguyên tố từ tính neodymium khi được nung nóng đến nhiệt độ thích hợp, một hiện tượng thú vị đã xảy ra. 

Khám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua - 2
Một đồ chơi nam châm bằng neodymium (Ảnh: Wikipedia).

Trước đây, nếu chúng ta làm lạnh các vật liệu từ tính đến nhiệt độ thích hợp, các vòng quay của nguyên tử sẽ bị “đóng băng” và khóa chặt vị trí vào một mô hình tĩnh.

Các nhà vật lý đã vô tình phát hiện ra điều ngược lại khi đốt nóng một nguyên tố từ tính tự nhiên neodymium. Đây là một trường hợp rất hiếm và các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao điều này xảy ra.

Nhà vật lý học tại Đại học Radboud (Hà Lan) cho biết: “Hành vi của các từ tính trong neodymium mà chúng tôi quan sát được thực sự trái ngược với những điều mà bình thường sẽ xảy ra. Điều này khá phi thực tế, giống như nước lỏng trở thành một khối đá rắn khi nó nóng lên”.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng điều này mang đến ý nghĩa vượt xa góc độ vật lý học, khi có thể giúp nhân loại tìm ra những trật tự mới đằng sau mỗi vật chất. 

Xem thêm: Bí ẩn vật liệu “đóng băng” khi bị nung nóng

Bí quyết của khủng long để thống trị muôn loài

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Advances đã tiết lộ về khả năng đặc biệt của khủng long giúp chúng có thể chiếm lấy hành tinh và thống trị muôn loài. 

Khám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua - 3
Khả năng chống chịu trước mùa đông của khủng long từ lâu đã đứng trước nhiều câu hỏi nghi vấn, vì chúng không sở hữu lớp “lông” dày, cũng như lớp mỡ chống lạnh như loài gấu.

Theo nghiên cứu, chìa khóa cho sự thống trị tuyệt đối của khủng long rất đơn giản. Về cơ bản chúng là những động vật thích nghi với thời tiết lạnh. Khi trời chuyển rét ở khắp mọi nơi, chúng về cơ bản đã sẵn sàng, còn các loài động vật khác thì không.

Điều này cho thấy những khu vực này thường xuyên bị đóng băng (vào một số thời điểm trong năm), và khủng long vẫn có khả năng sinh sống.

Theo Dennis Kent, đồng tác giả nghiên cứu, các bằng chứng này cho thấy khủng long không chỉ sống sót trong thời tiết băng giá, mà chúng còn phát triển mạnh trong thời gian đó, và chính điều này đã khiến chúng trở thành những kẻ thống trị tuyệt đối trên Trái Đất vào cuối kỷ Trias.

Xem thêm: Tìm ra bí quyết của khủng long để thống trị muôn loài

Phát hiện loài hoa súng lớn nhất trên thế giới

Các nhà thực vật đã nghiên cứu và đánh giá lại một loài hoa súng đã sống trong vườn bách thảo Hoàng gia Kew, London suốt 177 năm và phát hiện ra đây là một loài hoàn toàn mới.

Khám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua - 4
Các nhà thực vật đang đo kích thước của loài hoa súng (Ảnh: RBG Kew).

Đây là loài hoa súng lớn nhất thế giới, xuất xứ từ Bolivia, có lá rộng tới 3 mét trong tự nhiên và được đặt tên là Victoria boliviana thuộc chi Victoria. 

Loại cây thủy sinh này có những chiếc lá rộng 3 mét được bao phủ bởi những chiếc gai nhọn, ra nhiều hoa trong năm. Đặc biệt, chúng lần lượt nở ra chỉ trong hai đêm, chuyển từ màu trắng sang màu hồng. 

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Mặt dưới những chiếc lá của chúng cũng là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng, giống như một cây thánh giá giữa một cây cầu treo và mái của một nhà thờ cổ”.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng Victoria boliviana là loài dễ bị tuyệt chủng, do có phạm vi nhỏ và tồn tại trong một khu vực đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán khắc nghiệt trong thập kỷ qua. Đó là chưa kể đến việc cả ba loài này ngày càng bị đe dọa do nạn phá rừng tiếp tục diễn ra ở Amazon. 

Xem thêm: Phát hiện loài hoa súng lớn nhất thế giới

Sự tiến hóa của lõi Trái Đất đã hồi sinh “lớp khiên” bảo vệ hành tinh

Khoảng 565 triệu năm trước, cường độ của trường này yếu hơn nhiều so với ngày nay. Cho đến khi lõi bên trong bắt đầu đông lại, mới đạt được toàn bộ sức mạnh như bây giờ.

Khám phá mới về khủng long nổi bật tuần qua - 5
Khi sắt trong lõi Trái Đất đạt đến điểm giới hạn (bìa trái), sự ra đời của lõi bên trong giúp bổ sung từ trường hành tinh của chúng ta (bìa phải) (Ảnh: Đại học Rochester).

Đây còn được gọi là “hạt giống” của Trái Đất, chỉ khoảng 565 triệu năm tuổi, tương đối trẻ so với tuổi của hành tinh chúng ta sinh ra cách đây 4,5 tỷ năm. 

Sự hình thành khối cầu rắn này ở trung tâm Trái Đất giúp lá chắn từ trường và địa động lực đủ mạnh, có tác động lớn đến các điều kiện tồn tại trên bề mặt đất.

Vào cùng thời điểm này, đã xảy ra một sự kiện gọi là “bùng nổ kỷ Cambri” dẫn đến các nhánh metazoan (sinh vật đa bào) đột nhiên xuất hiện (trước đó chỉ là các sinh vật có cấu trúc đơn giản, chủ yếu là các tế bào riêng biệt).

Sự kiện chưa từng có này thể hiện một bước ngoặt lớn trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất. Theo giáo sư Tarduno, “sự biến đổi” của lõi chắc chắn đã góp phần vào sự sống ngày nay.

Chia sẻ với tờ The Guardian, Tarduno cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, sự hình thành của lõi bên trong bắt đầu khoảng 550 triệu năm trước và nó xảy ra ngay trước vụ nổ kỷ Cambri”.

Xem thêm: Sự tiến hóa của lõi Trái Đất đã hồi sinh “lớp khiên” bảo vệ hành tinh

RELATED ARTICLES

Most Popular