HomeBlogNghe chuyện dệt chiếu truyền thống ở làng chiếu Cẩm Nê Đà...

Nghe chuyện dệt chiếu truyền thống ở làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Bạn đang xem bài viết Nghe chuyện dệt chiếu truyền thống ở làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng từng vang danh khắp dải miền Trung, chẳng những người quanh vùng mà cả người ở xa tận Huế, Đông Hà ngoài Quảng Trị cũng biết tên. Bởi làng có nghề dệt chiếu cói truyền thống nổi tiếng từ bao đời nay.

Nghe chuyện dệt chiếu truyền thống ở làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Thôn Cẩm Nê nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 14 km. Nơi đây được du khách biết nhiều với sản phẩm chiếu cói, sản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của những người thợ thủ công.

Phơi chiếu đầy màu sắc.

Phơi chiếu đầy màu sắc

Nghề dệt chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nghề dệt được truyền vào miền Nam lúc vua Lê Thánh Tông sáp nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam – Đà Nẵng sau chiến thắng Chiêm Thành.

Dệt chiếu truyền thống. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Dệt chiếu truyền thống. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Sau cuộc chinh phạt, nhiều người đã ở lại đây sinh sống, mang theo các nghề thủ công truyền thống với mong muốn tạo dựng cuộc sống đầm ấm. Trong đó sản phẩm chiếu cói cũng được mang vào và phát triển ở vùng đất này.

Chiếu phơi dưới nắng gắt để khô giòn và thơm.

Chiếu phơi dưới nắng gắt để khô giòn và thơm

Cây cói, cây đay tại vùng Cẩm Nê và dọc ven sông từ cầu Đỏ lên giáp với thôn Thạch Bồ sinh sôi phát triển mạnh. Qua bàn tay nghệ nhân, sợi cói, sợi đay được dệt thành những chiếc chiếu trơn, chiếu hoa với màu sắc bắt mắt. Ngày đó nghề làm chiếu đã nuôi sống người dân và người ta rất tự hào về một làng nghề được truyền nối qua bao thế hệ.

Nhuộm sợi chiếu trước khi dệt. Ảnh: Báo Lao động.

Nhuộm sợi chiếu trước khi dệt. Ảnh: Báo Lao động.

Qua thời gian sản phẩm của làng chiếu Cẩm Nê ngày càng được lòng khách hàng bởi sự chắc chắn, tỉ mỉ. Tuy nhiên, những người trẻ bây giờ không còn tha thiết bên khung dệt hay những bó cói, sợi đay, tiếng nhịp nhàng của khung dệt chiếu, cứ thế có nguy cơ mất đi do không có ai kế thừa.

Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Ảnh: Báo Đà Nẵng

Trong ký ức của những người dân tại thôn, làng chiếu Cẩm Nê nổi tiếng gần xa nên ngày ấy, dân làng luôn hăng hái sản xuất. Nhà nào cũng có ít nhất một khung dệt, nhiều thì có ba, bốn khung và thuê nhân công dệt ngày, dệt đêm. Làng quê luôn rộn ràng tiếng rập khung, tiếng xe cộ chuyển hàng. Gần Tết, những gam màu vàng, xanh, đỏ, tím… nhuộm trên những sợi cói được phơi khô từ đầu đến cuối thôn.

Sợi lác trước khi nhuộm. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Sợi lác trước khi nhuộm. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Chiếu Cẩm Nê nổi tiếng bởi viền chiếu được gấp cẩn thận, dày, bền và êm ái. Những kỹ thuật này là bí quyết riêng của người dân làng chiếu Cẩm Nê mà ít nơi sánh được. Vào mùa hè, nằm chiếu thấy thoáng mát, thoang thoảng mùi thơm của sợi cói khô được phơi nắng cẩn thận.

Chỉ còn những người già dệt chiếu. Ảnh: Ảnh: VĂN THÀNH LÊ.

Chỉ còn những người già dệt chiếu. Ảnh: Văn Thành Lê.

Làng Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại sợi dài không chắp, sợi nhỏ bán đắt tiền hơn loại dệt chắp, dệt hai sợi ngắn tiếp nối nhau.

Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Ảnh: Báo Đà Nẵng

Loại chiếu trơn trắng dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ửng màu xanh, mang vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trắng sáng bóng, thơm, vừa cho khô giòn những đầu thừa của sợi lác, sợi đay sau đó dùng dao phạt cho đứt hết.

Những nghệ nhân còn lại của làng nghề. Ảnh: Báo Lao động.

Những nghệ nhân còn lại của làng nghề. Ảnh: Báo Lao động.

Chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm màu xong mới dệt. Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nắm một và mang phơi nắng. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần.

Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Ảnh: Báo Đà Nẵng

Có thể nói công đoạn chọn cây để làm khổ và thoi dệt là phần công phu nhất. Cây được chọn phải thật thẳng, nhẹ và bền. Làng chiếu Cẩm Nê thường dùng cây cau già để làm khổ và thoi. Về công đoạn dệt chiếu, mỗi khung dệt có hai người tham gia. Trong đó, một người luồn cói và người kia dùng go dệt cói vào đay cho chắc chắn.

Chiếu dệt xong mang phơi khắp sân, rồi cuối cùng ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Để chiếu không lệch thì làm công đoạn này phải khéo tay và có cặp mắt tinh tế.

Ảnh: Báo Đà Nẵng.

Ảnh: Báo Đà Nẵng

Ngày nay, làng chiếu Cẩm Nê gặp khó khăn với sự cạnh tranh của chiếu công nghiệp. Để bảo tồn và phát huy nghề dệt chiếu truyền thống, người dân phải hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm, vốn và sản phẩm làm ra phải có chất lượng và hiệu quả tương đương với giá cả thì mới tồn tại và phát triển lâu dài.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nghe chuyện dệt chiếu truyền thống ở làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular