Lễ trao giải Nobel 2021 đang được tổ chức ở thủ đô Stockholm- Thụy Điển. Giải Nobel Y học được trao vào chiều 4/10, giải Nobel Vật lý trao ngày 5/10, giải Hóa học trao ngày 6/10, giải Văn học trao ngày 7/10 và Hòa bình trao ngày 8/10. Giải Nobel Kinh tế được trao cuối cùng, vào chiều 11/10.
Nobel là một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới được trao cho những phát minh khoa học vĩ đại. Thế nhưng, cũng có không ít những điều thú vị khiến bạn bất ngờ.
1. Alfred Nobel, một người Thụy Điển phát minh ra thuốc nổ, rất hối hận vì sự đóng góp của mình cho chiến tranh nên đã quyết định trao 5 giải thưởng hàng năm cho những ai trong năm trước đó có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Đây chính là khởi nguồn của giải Nobel danh giá hàng năm.
2. Trước khi qua đời, Alfred Nobel cũng đã để lại 31 triệu kroner Thụy Điển (tương đương 265 triệu đô la) để tài trợ cho các giải Nobel.
3. Bất kỳ ai còn sống đều có thể được đề cử giải Nobel. Tuy nhiên, nếu một người chết sau khi được đề cử thì người đó vẫn đủ điều kiện nhận giải.
4. Lê Đức Thọ (1911 – 1990) từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với cố vấn ngoại giao Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.
5. Những người được đề cử giải Nobel không hề được thông báo trước và tất cả hồ sơ đều được niêm phong trong 50 năm.
6. Những người tự ứng cử giải Nobel sẽ bị loại ngay.
7. Tính đến năm 2020, đã có 57 phụ nữ đã đoạt giải Nobel, nhưng lại có tổng cộng 58 giải Nobel đã được trao cho nữ giới. Lý do là bởi Marie Curie đã giành giải Nobel tới 2 lần, một lần về vật lý và một lần về hóa học.
8. Mặt sau của tấm huy chương giải Nobel Vật lý và Hóa học là hình một phụ nữ để ngực trần. Đến nay vẫn chưa có lời giải thích về người phụ nữ bí ẩn này.
9. Ngoài bà Marie Curie ra, còn một người nữa nhận giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là Linus Pauling. Năm 1954, ông giành giải Nobel hóa học và năm 1962, nhận giải Nobel hòa bình.
10. Cũng có những tranh cãi liên quan tới giải Nobel. Điển hình như Linus Pauling hoàn toàn sai lầm khi khẳng định ADN có hình xoắn ốc ba. Thực ra cấu trúc chính xác của ADN là xoắn ốc đôi. Phát hiện này thuộc về James Watson, Francis Crick, và Maurice Wilkins với giải Nobel năm 1962.
11. Tranh cãi lớn nhất thuộc về giải Nobel Y học năm 1926 với “phát minh” đáng ngờ của Johannes Fibiger rằng chuột có thể phát triển ung thư do ăn gián nhiễm giun ký sinh.
12. Giải Nobel Y học năm 1949 của Antonio Egas Moniz cũng gây ra tranh cãi không kém về vấn đề phẫu thuật thùy não.
13. Nhà vật lý Lise Meitner, người đã có những tính toán dẫn đến phát minh về sự phân hạt nhân, được đề cử giải Nobel tới 13 lần, nhưng chưa lần nào được chấp nhận.
14. Người cộng sự của bà Lise Meitner, Otto Hahn, một mình nhận giải Nobel Hóa học về phát minh đó năm 1944; ông ta ở nước Đức Quốc xã trong khi bà Meitner, một phụ nữ Do Thái phải sang Thụy Điển năm 1938.
15. Năm 1992, nguyên tố 109 được gọi là meitnerium để tỏ lòng tôn vinh đối với bà Meitner, người được mệnh danh là “nhà khoa học nữ quan trọng nhất của thế kỷ này”.
16. Một người nổi tiếng khác và cũng vô cùng nổi tiếng, nhưng chưa bao giờ nhận giải Nobel là Gandhi. Ông đang được xem xét đề cử giải Nobel Hòa bình thì bị ám sát vào năm 1948.
17. Paul Greengard – một đại diện của thời kỳ Phục hưng hiện đại không chỉ là người giành giải Nobel Y học năm 2000 mà còn là người về nhất trong cuộc thi vác bao khoai tây tại một đại hội hướng đạo sinh ở New York.
18. Để chứng minh giả thuyết cho rằng vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét dạ dày, bác sĩ Barry Marshall đã uống nguyên một mẻ cấy vi khuẩn xoắn ốc khi ông đoạt giải Nobel về sinh lý học và y khoa năm 2005. Đây vốn là một giả thuyết mà ban đầu bị nhiều người chế giễu.
19. Huy chương Nobel làm bằng vàng 18 ca-ra, nặng 150 gram. Một số tấm huy chương Nobel đã được chủ nhân mang ra bán đấu giá, thường dao động từ 500.000 đến 1 triệu đô la. Từ năm 2014, việc bán huy chương Nobel trở nên phổ biến. Kỷ lục ghi nhận thuộc về James Watson, với tấm huy chương được bán đấu giá lên tới 4,7 triệu USD.
20. Tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel trên tất cả các hạng mục giải thưởng là 59. Người đoạt giải cao nhất là Leonid Hurwicz, 90 tuổi, với giải Nobel Kinh tế năm 2007. Người đoạt giải trẻ nhất là Malala Yousafzai khi mới 17 tuổi, với giải Hoa khôi Hòa bình năm 2014.