HomeKhám pháNhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên trên thế giới tồn...

Nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên trên thế giới tồn tại cách đây 7.200 năm

Nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên trên thế giới tồn tại cách đây 7.200 năm - 1

Đá dùng cho ná cao su được sản xuất hàng loạt cung cấp bằng chứng sớm nhất về việc sản xuất vũ khí ở Levant (Ảnh: Emil Aladjem, Cơ quan Cổ vật Israel).

Nhà máy sản xuất vũ khí chiến tranh tiêu chuẩn sớm nhất được biết đến có thể đã được thành lập vào đầu thời kỳ đồ đồng ở Israel ngày nay.

Dựa trên phân tích hàng trăm viên đạn bằng đá được thu hồi từ hai địa điểm khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng các vật phẩm này được sản xuất hàng loạt, cho thấy các chiến binh đã được trang bị vũ khí có tính tổ chức cao để chuẩn bị cho trận chiến diễn ra khoảng 7.200 năm trước.

Các nhà khảo cổ đã kiểm tra 424 viên đá dùng cho ná được tìm thấy tại các khu định cư cổ xưa ‘En Esur và ‘En Zippori, nơi có người sinh sống từ năm 5800 đến 4500 trước Công nguyên.

Nhận thấy những viên đá trông gần như giống hệt nhau, các nhà nghiên cứu xác định rằng vũ khí được chế tạo theo thông số kỹ thuật tiêu chuẩn, với chiều dài trung bình 52mm, chiều rộng 31mm và trọng lượng 60 gram.

Cơ quan Cổ vật Israel cho biết: “Những viên đá dự định được bắn bằng ná đã được làm nhẵn, với hình dạng khí động học cụ thể ở cả hai phía trước sau, cho phép viên đá được phóng đi một cách chính xác và hiệu quả”.

Trong một nghiên cứu đi kèm, các nhà nghiên cứu giải thích rằng thiết kế hình nón đã được chứng minh là tối ưu cho ná; sau đó được cả quân đội Hy Lạp và La Mã áp dụng.

Trên thực tế, những viên đá này là bằng chứng sớm nhất về chiến tranh ở Nam Levant. Các nhà nghiên cứu cho biết sự giống nhau của đạn đá cho thấy chúng được sản xuất hàng loạt quy mô lớn.

Sự đồng nhất tổng thể về trọng lượng, hình dạng và kích thước của đạn đá cho thấy rằng đá được sản xuất một cách có hệ thống để người dùng tiêu chuẩn (chiến binh) sử dụng, được trang bị cho ná tiêu chuẩn.

Nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên trên thế giới tồn tại cách đây 7.200 năm - 2

Những viên đạn đá được tìm thấy ở ‘En Zippori (Ảnh: Gil Haklay, Cơ quan Cổ vật Israel).

Đặt khám phá này vào bối cảnh lịch sử, các nhà khảo cổ nói rằng sự thay đổi rõ ràng từ các vũ khí ném đá không chính thức (chẳng hạn như đá cuội tự nhiên) sang vũ khí được tiêu chuẩn hóa cao có thể cho thấy sự gia tăng của chiến tranh có tổ chức trong thời kỳ đầu Thời đại Đồ đồng.

Ngoài ra dấu tích còn lại của “các tòa nhà công cộng hoành tráng” ở cả ‘En Ẓippori và ‘En Esur gợi ý về “một xã hội phân tầng, tham gia vào các hoạt động liên vùng hoặc quốc tế dễ xảy ra xung đột”.

Việc những viên đá ná thường được tìm thấy thành từng cụm cũng cung cấp manh mối về cách chúng được sử dụng.

Theo các nhà nghiên cứu, sự sắp xếp này cho thấy các quả đạn thường được bắn hàng loạt. Theo đó một cụm đạn đá có thể chính là một loại đạn được phóng liên tục bởi một nhóm xạ thủ.

Trong chiến tranh thời ấy, điều này có thể gây ra sự phá vỡ đội hình ở hàng ngũ đối thủ.

Điều thú vị là những vũ khí được sản xuất hàng loạt này đột ngột biến mất khỏi hồ sơ khảo cổ khoảng một thiên niên kỷ sau đó, mặc dù không rõ liệu điều này có cho thấy sự giảm bớt tình trạng thù địch trong khu vực hay không.

Mặc dù vậy, việc phát hiện ra những viên đạn đá đã vẽ nên một bức tranh về chiến tranh có tổ chức ở Trung Đông cách đây hơn 7.000 năm và vẫn tiếp tục một cách bi thảm cho đến ngày nay.

RELATED ARTICLES

Most Popular