HomeBlogNhững lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu – nét đẹp văn...

Những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu – nét đẹp văn hóa vùng biển

Bạn đang xem bài viết Những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu – nét đẹp văn hóa vùng biển tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Giống như nhiều vùng ven biển khác trên khắp dải đất hình chữ S, những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu cũng thể hiện nét văn hóa lâu đời và độc đáo trong đời sống sinh hoạt, phong tục, nghề nghiệp của người dân nơi đây.

Những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu – nét đẹp văn hóa vùng biển

Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam

Ngư dân Vũng Tàu cũng rất xem trọng Nghinh Ông, lễ hội tri ân cá Ông, một loài cá phù hộ việc đi biển được thuận lợi. Theo quan niệm, cá Ông được xem là vị cứu tinh cho ngư dân. Hơn nữa, người dân cũng gửi gắm ước mong trời yên biển lặng, cuộc sống ấm no.

Nghi lễ rước cá Ông. Ảnh: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nghi lễ rước cá Ông. Ảnh: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam được tổ chức từ 16/8 đến 18/8 âm lịch. Phần lễ gồm diễu hành rước cá Ông từ nhà truyền thống cách mạng về đình Thắng Tam; cúng giỗ tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ; thỉnh sắc thần, cúng tế ông Nam Hải, xây chầu đại bội, diễn tuồng cổ.

Lễ -hội -Nghinh -Ông- đình -Thắng -Tam -ivivu

Phần hội diễn ra với các các trò chơi dân gian tái hiện các hoạt động của ngư dân như câu cá, kéo co, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, nhảy sạp, đan lưới, thả diều, cướp cờ, bắn bi sắt… Các hoạt động lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu di tích lịch sử đình Thắng Tam, bờ kè biển cáp treo Vũng Tàu và cột cờ Bãi Sau.

Lễ -hội -Nghinh -Ông- đình -Thắng -Tam -ivivu-2

Lễ hội Dinh Cô Long Hải

Lễ hội Dinh Cô Long Hải cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu được nhiều du khách chú ý. Lễ hội Dinh Cô được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Long Hải. Đây là một lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) với rất đông người tham dự. Các đội múa lân, dàn nhạc ngũ âm từ nhiều tỉnh cũng đến góp vui.

Múa lân sư rồng ở lễ hội Dinh Cô.

Múa lân sư rồng ở lễ hội Dinh Cô.

Các nghi lễ diễn ra trong ngày hội: lễ cầu an tại chính điện, đêm hội hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy. Lễ hội nằm trong hệ thống lễ hội thờ Mẫu – nữ thần của ngư dân. Nhưng đây còn là sự kết hợp của lễ hội cầu ngư với tục thờ cúng thần biển và tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ảnh: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành diễn ra từ 16/10 đến 18/10 âm lịch để bày tỏ sự tôn kính với 5 vị thần nữ tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đây còn là lễ hội lâu đời ở Vũng Tàu, các nghi thức cúng bái được tổ chức cầu kỳ và long trọng, chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống.

Ảnh: Ăn Chơi Vũng Tàu.

Ảnh: Ăn Chơi Vũng Tàu.

Lễ hội sẽ bắt đầu với nghi thức nghinh Bà từ Hòn Bà về Miếu Bà Ngũ Hành. Khác với lễ Nghinh Ông dùng ghe trên biển, đám rước của lễ Nghinh Bà đi bộ trên đất liền và chờ đến khi thủy triều rút mới thực hiện nghi lễ.

Khi Nghinh Bà về đến miếu, người dân sẽ cúng giỗ tiền hiền hậu hiền, chầu mời, cúng nghinh và cúng tạ thần. Sau đó, hát bội được tổ chức với các vở diễn Phan Thế Ngọc đả lôi đài, Sở Văn cứu giá, Mai trắng xe duyên… Chiều đến thì diễn ra các nghi lễ truyền thống như đại bội, bóng rỗi, múa mâm vàng, mâm bạc…

Nghinh Bà. Ảnh: bariavungtau.city

Nghinh Bà. Ảnh: bariavungtau.city.

Lễ hội Trùng Cửu

Trong danh sách những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu còn có lễ hội Trùng Cửu, lễ hội diễn ra vào 9/9 tại đảo Long Sơn. Không tổ chức linh đình, nhưng Trùng Cửu vẫn thể hiện nét văn hóa đặc sắc từ đạo ông Trần hay ông Nhà Lớn. Đây là lễ hội tưởng nhớ công ơn khai hoang lập ấp của ông Lê Văn Mưu (hay ông Trần), đồng thời cầu sức khỏe, bình an.

Nghi thức cúng lễ Trùng Cửu. Ảnh: Ăn Chơi Vũng Tàu.

Nghi thức cúng lễ Trùng Cửu. Ảnh: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu.

Không có hát múa, rước sắc, lễ hội chỉ có những dòng người thành kính dâng hương. Lễ hội có những nghi thức trang trọng cùng chuỗi hoạt động mang nét đẹp bình dị của làng quê. Ngoài ra, lễ Trùng Cửu cũng là dịp để tham quan và chiêm ngưỡng quần thể Nhà Lớn lâu đời, lưu trữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử. Toàn bộ quần thể rộng 2 ha với các công trình nhà lầu, nhà trệt mái ngói. Vào ngày lễ hội, các dãy nhà cổ tại đây được trang trí 500 câu liễn đỏ truyền tải thông điệp tích cực.

Đông đúc du khách đến lễ hội. Ảnh: Báo Lao động.

Đông đúc du khách đến lễ hội. Ảnh: Báo Lao động.

Ảnh: Báo Lao động.

Ảnh: Báo Lao động.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Hàng năm cứ từ 19 đến 21 tháng 8 âm lịch, đền thờ Đức Thánh Trần ở Vũng Tàu lại tổ chức đại lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Lễ giỗ diễn ra với các nghi thức: cúng khao thỉnh, lễ dâng hương, nam tế quan, thụ lộc, múa lân sư rồng; nghi thức cúng cáo yết…

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Vũng Tàu.

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Vũng Tàu.

Đây là nghi lễ được tổ chức theo tập tục dân gian để tưởng nhớ và ghi ơn một vị tướng tài ba của dân tộc. Hàng năm, lễ giỗ thu hút hàng ngàn lượt người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái, tưởng nhớ công ơn của Trần Hưng Đạo và đồng thời cầu mong sức khỏe, bình an.

Đức thánh Trần Hưng Đạo.

Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Dâng hương giỗ Đức Thánh. Ảnh: H.T

Dâng hương giỗ Đức Thánh. Ảnh: H.T.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những lễ hội đặc sắc ở Vũng Tàu – nét đẹp văn hóa vùng biển tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular