Ramses II là vị vua thứ 3, thuộc vương triều thứ 19 (1292-1190 TCN) của Ai Cập cổ đại. Đây là triều đại dài thứ hai trong lịch sử Ai Cập (1279-13 TCN).
Ngoài các cuộc chiến chống lại người Hittite và Libya, vị vua này còn được biết đến có công xây dựng rộng lớn nhiều công trình và nhiều bức tượng khổng lồ với hình nộm của mình nằm trên khắp quốc gia.
Bên cạnh đó, nhóm khảo cổ học từ Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ, Đại học New York (Mỹ) cũng đã khai quật được một tòa nhà khoảng 4.000 năm tuổi, được xây dựng dưới triều đại thứ 6 của Ai Cập cổ đại (2345-2181 TCN).
Ramses II, đỉnh cao của Ai Cập và biểu tượng bất tử
Những khám phá được thực hiện trên địa điểm của ngôi đền Ramses II, ở thành phố cổ Abydos, nằm ở tỉnh Sohag, cách Thủ đô Cairo khoảng 435 km về phía Nam.
Đây là một trong những địa điểm khảo cổ được nhiều người ghé thăm nhất ở Ai Cập, được các nhà khoa học coi là nghĩa địa của hoàng gia Ai Cập cổ đại và là trung tâm hành hương để thờ thần Osiris.
Triều đại của vua Ramses II được nhiều người coi là đỉnh cao của quyền lực và vinh quang của Ai Cập.
Mostafa Waziry, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập nhấn mạnh: “Xác ướp cừu, chó, dê hoang dã, bò, linh dương, cầy mangut và đà điểu đã được tìm thấy trong đền thờ, chúng được coi là lễ vật giống như vàng mã thể hiện sự tôn trọng với Pharaoh Ramses II khoảng 1000 năm sau khi ông qua đời.
Ở Ai Cập cổ đại, cừu đực là một biểu tượng quan trọng tượng trưng quyền lực và khả năng sinh sản. Những con vật này rất thiêng liêng đối với Khnum – một vị thần sáng tạo, đại diện cho việc định hình con người, được truyền thuyết Ai Cập miêu tả là một người đàn ông với cái đầu cừu đực.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện một cấu trúc nguy nga lớn với những bức tường dày khoảng 5 mét có niên đại từ triều đại thứ 6 của Vương quốc Cổ đại Ai Cập, cũng như một số bức tượng, giấy cói, tàn tích của cây cổ thụ, quần áo da và giày dép.
Mohamed Abdel-Badi, người đứng đầu Cục Cổ vật Trung ương Thượng Ai Cập tại Hội đồng Cổ vật Tối cao tiết lộ: “Phát hiện này cũng giúp nhóm nghiên cứu khám phá ra bức tường phía Bắc bao quanh ngôi đền”.
Sameh Iskander, người đứng đầu sứ mệnh khảo cổ học giải thích: “Cấu trúc này có thể giúp “khôi phục ý nghĩa cảnh quan cũ của Abydos trước khi xây dựng đền thờ Ramses II”.
Điều này giúp ích cho các nhà khoa học có thể đánh giá lại hình ảnh của ngôi đền Ramses II như đã được nghiên cứu hơn 150 năm trước.
Đồng thời, khám phá cũng sẽ góp phần cho chúng ta hiểu rõ hơn chi tiết về lịch sử của người Ai Cập cổ đại, những chi tiết quan trọng trong cuộc đời và lịch sử ngôi đền của Vua Ramses II ở Abydos và khu vực xung quanh.
Cũng như sự hiểu biết tốt hơn về cuộc sống hàng ngày, các hoạt động quản lý, thờ cúng và kiến trúc của Vương quốc Cổ ở Abydos.
Theo Trust my science