HomeKhám pháPhát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2...

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 1
Đầu bằng đồng có từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên được phủ bằng vàng lá, chụp tại di chỉ Sanxingdui, Trung Quốc vào tháng 6/2022 (Ảnh: SHEN BOHAN/AFP).

Mới đây, họ đã phát hiện thêm một kho báu từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022, các đội khảo cổ học từ Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa Tứ Xuyên, Đại học Bắc Kinh và Đại học Tứ Xuyên đã khai quật được thêm những ngôi mộ mới (những ngôi mộ ban đầu được phát hiện năm 1986).

Trong đó có những chiếc đầu bằng đồng và mặt nạ rồng được cố định hàng thế kỷ, với một đôi mắt góc cạnh.

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 2
Khai thác các đồ vật bằng đồng trong hố số 8 trong năm nay (Ảnh: Tân Hoa xã/AFP).

Vào năm 1986, các chuyên gia đã tìm thấy được hai hố chứa đầy vũ khí hơn 3.000 năm tuổi bao gồm đồ đồng và ngọc bích, chúng tình cờ được phát hiện ở lòng lưu vực Tứ Xuyên và gây xôn xao dư luận, do những gì được khai quật chưa bao giờ nhìn thấy ở Trung Quốc.

Kho báu mới này bao gồm những đồ vật bằng đồng có hình đầu người và những chiếc mặt nạ kỳ lạ phủ bằng vàng lá. Điều này khiến các nhà khảo cổ học phải đặt ra câu hỏi – Ai đã sở hữu bộ sưu tập hấp dẫn này? Và nó gắn bó với nền văn minh nào?

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 3
Hàng nghìn đồ vật bằng đồng bị cháy, vỡ thành nhiều mảnh đã được phát hiện trong hố Sanxingdui kể từ năm 1986 (Ảnh: Tân Hoa Xã/AFP).

Trong lịch sử Trung Quốc, tất cả những gì được viết ra đều thiêng liêng và mỗi khám phá khảo cổ học phải phù hợp với khuôn mẫu của những gì được biết đến. Như trong các văn bản cổ đại Shiji – Sử ký Tư Mã Thiên (thế kỷ 1 trước Công nguyên), được mệnh danh là Herodotus (cha đẻ lịch sử) của Trung Quốc cũng không nhắc đến sự tồn tại của một nền văn hóa Thời đại đồ đồng có niên đại từ năm 1.200 trước Công nguyên.

Các biên niên sử huyền thoại của Trung Quốc cũng chỉ nói đến Sanxingdui, là một đô thị có hệ thống thành lũy bao quanh 4km, nằm cách Đồng bằng Trung tâm hơn 1.000 km về phía Tây Nam và thành phố này chưa từng có gì đột phá hay phát triển so với các đô thị ở khu vực Trung Nguyên.

Một nền văn minh thời đại đồ đồng đã thay đổi lịch sử nguồn gốc của Trung Quốc

Nằm ở huyện Quảng Sơn, cách Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, khoảng 40km về phía Đông Bắc, các nhà khoa học đã có những khám phá về những đồng tiền có vẻ ngoài kỳ lạ này.

Thách thức câu hỏi về nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc. Giống như tất cả các nền văn minh trên thế giới và những huyền thoại sáng lập của họ, nền văn minh Trung Quốc về cơ bản tập trung ở vùng đồng bằng trung tâm (Trung Nguyên) của thung lũng sông Hoàng Hà, được mệnh danh là “lưỡi liềm màu mỡ”.

Nơi đây đã xuất hiện các triều đại nhà Hạ, Thương và nhà Chu. Và chính trên di sản hơn 2000 năm này, nhà nước đầu tiên của Trung Quốc được thành lập vào năm 221 trước Công nguyên bởi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người đã làm nên lịch sử của Trung Quốc.

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 4
Một trong những chiếc đầu bằng đồng nổi tiếng được dát vàng lá được lưu giữ trong Bảo tàng Sanxingdui (Ảnh: Tân Hoa Xã/AFP).

So với những gì đã biết về nhà Thương và nhà Chu, người ta biết rất ít về các xã hội thời kỳ đồ đồng (khoảng 1500-221 trước Công nguyên) tồn tại bên ngoài Thung lũng sông Hoàng Hà. 

Nhà khảo cổ học Alain Thote cho biết: “Trên thực tế, những khám phá của Sanxingdui, một nền văn minh cùng thời với Anyang (An Dương) đã xuyên thủng bức màn của câu chuyện truyền thống Trung Quốc. Những khuôn mặt kỳ lạ bằng đồng của Sanxingdui kể về một câu chuyện phức tạp hơn nhiều về Trung Quốc cổ đại”.

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 5
Bàn thờ bằng đồng khai thác từ hố tế lễ số 8 trong di chỉ Sanxingdui vào tháng 6/2022 (Ảnh: Tân Hoa Xã).

“Trong các hố của Sanxingdui, nhiều đồ vật cổ quý đã được tìm thấy trong tình trạng bị vỡ, cháy thành than. Điều này có thể biểu thị những nghi lễ được thực hiện sau một cuộc biến động chính trị hoặc một sự kiện đủ quan trọng khiến cư dân thành phố phải tháo dỡ hoặc làm vỡ các bức tượng bằng đồng này”, ông cho biết thêm.

Theo nhà khảo cổ Alain Thote, người đã làm việc lâu năm ở Trung Quốc, giải thích về hố hiến tế: “Chúng tôi hoàn toàn không biết những hố này được đào trong hoàn cảnh nào để chứa những dấu tích bằng đồng, ngọc, vàng, có tầm quan trọng như vậy”.

Các hố ở Sanxingdui cho thấy sự tồn tại của đồ đồng rất đặc biệt và khác lạ với so với đồ đồng ở An Dương, một thành phố hiện đại của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng thể hiện mối liên hệ với các đồ đồng tại miền Trung của quốc gia này thông qua một số chi tiết và kiểu mẫu nhất định. 

Người ta biết rằng chính những người tiền nhiệm của nhà Thương đã khởi nguồn cho các kỹ thuật đặc biệt được sử dụng để đúc các kim khí nghi lễ bằng đồng – một quá trình chỉ tồn tại ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, bí quyết đúc đồng trong các tảng đá chỉ được sinh ra ở miền Trung Trung Quốc, có thể đã được tìm thấy ở Sanxingdui. Alain Thote nói: “Có nhiều chi tiết liên quan tồn tại giữa các nhà luyện kim ở miền Trung Trung Quốc và các nhà sản xuất ở Tứ Xuyên trong thiên niên kỷ thứ 2 trước kỷ nguyên của chúng ta”.

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 6
Một trong số 13.000 đồ vật vừa được lấy ra từ hố ở Sanxingdui (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Mặc dù không sở hữu kỹ thuật điêu luyện như những bậc thầy đồ đồng An Dương – cùng thời với họ, nhưng những người sáng lập Sanxingdui vẫn cố gắng tạo ra những món đồ đồng có kích thước ngoạn mục, bao gồm một hình người cao 2,60 mét hay một cây cao hơn 4 mét. 

Kỹ năng này có được nhờ vào kiến thức tốt về kỹ thuật hàn, một công nghệ chưa từng được biết đến ở miền Trung Trung Quốc. “Ngày nay, rõ ràng Sanxingdui là một nền văn minh quan trọng như của nhà Thương. Nhưng vì nó không có chữ viết nên giá trị của nó lại bị đánh giá thấp trong lịch sử chính thức của Trung Quốc”, Alain Thote cho biết. 

Phát hiện nhiều cổ vật quý giá từ thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên - 7
Chiếc mặt nạ tại Sanxingdui với vẻ ngoài kỳ lạ, đôi mắt hình kính thiên văn và đôi tai thần là nét độc đáo trong nghệ thuật sản xuất của Trung Quốc cổ đại (Ảnh: ImagineChina/AFP). 

Mặc dù chưa được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, nhưng địa điểm Sanxingdui hiện đang nằm trong “danh sách dự kiến” của tổ chức quốc tế này để xem xét và các cuộc khai quật khảo cổ sẽ tiếp tục ở đó cho đến tháng 10/2022. 

Tất cả các kho báu khai quật được đều được trưng bày tại Bảo tàng Di chỉ Sanxingdui gần thành phố Thành Đô.

RELATED ARTICLES

Most Popular