HomeBlogVăn miếu Quốc Tử Giám Huế – Trường đại học quốc gia...

Văn miếu Quốc Tử Giám Huế – Trường đại học quốc gia đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn

Bạn đang xem bài viết Văn miếu Quốc Tử Giám Huế – Trường đại học quốc gia đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Văn miếu Quốc Tử Giám Huế, nơi lưu giữ bảng vàng khoa cử, đánh dấu thời kỳ thịnh trị cuối cùng của Nho giáo. Đây cũng là nơi đào tạo duy nhất nguồn nhân lực tham gia bộ máy của triều đình nhà Nguyễn.

Văn miếu Quốc Tử Giám Huế – Trường đại học quốc gia đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long. Huế một lần nữa được chọn làm kinh đô của Việt Nam. Nho học vẫn được duy trì với vai trò làm kim chỉ nam cho nền giáo dục.

Quốc Tử Giám Thăng Long giữ nguyên vai trò đào tạo nhưng chỉ là trường học của 17 trấn Bắc Kỳ. Lúc này trường học đã được tổ chức ở kinh đô Huế để thuận tiện cho việc quản lý.

Đại Thành Môn. Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đại Thành Môn. Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.

truong-quoc-tu-giam-huế-ivivu

Tháng 8 năm 1803, một trường học mang tính quốc gia được thành lập với tên gọi Đốc học đường (Quốc học đường) thuộc địa phận thôn An Bình, huyện Hương Trà.

Đại Thành Môn - cổng dẫn vào trung tâm văn miếu. Ảnh: Báo Kiến thức.

Đại Thành Môn – cổng dẫn vào trung tâm văn miếu. Ảnh: Báo Kiến thức.

Cổng chính của Văn Thánh Miếu. Ảnh: VnExpress.

Cổng chính của Văn Thánh Miếu. Ảnh: VnExpress.

Năm 1808 vua Gia Long cho dựng văn miếu uy nghi bên cạnh Đốc học đường để thờ Khổng Tử, người thầy về văn được người đời tôn là “Vạn thế sư biểu – người thầy của muôn đời”.

Bia ghi danh tiến sĩ. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bia ghi danh tiến sĩ. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 1820 trường chính thức mang tên Quốc Tử Giám. Ngôi trường không ngừng được nâng cấp và mở rộng với hệ thống phòng học và các dãy nhà cư xá. Văn miếu Quốc Tử Giám Huế hoàn thiện và bề thế nhất là vào đầu niên hiệu Tự Đức 1848.

Cổng của Quốc Tử Giám được gọi là Đại Thành Môn với mong muốn đỗ đạt lớn khi bước qua cánh cổng này vào học tập. Từ Đại Thành Môn nhìn vào Quốc Tử Giám ngày nay chỉ còn lại hai dãy nhà bia, những công trình khác nay chỉ còn lại vết tích.

Ảnh: VnExpress.

Ảnh: VnExpress.

Là trường duy nhất dạy làm quan, nên Quốc Tử Giám thu hút nhân tài khắp cả nước. Người học ở đây gọi là giám sinh, gồm 4 thành phần. Tôn thất là con cháu hoàng tộc, ấm sinh là con cháu quan văn quan võ, học sinh được chọn từ khắp nước gọi là cống sinh và cử nhân chờ thi tiến sĩ. Họ đều được triều đình cấp học bổng, lương thưởng, dầu đèn, sách vở để phục vụ việc học tập.

Khu Đốc học đường xưa nay được tận dụng trồng rau. Ảnh: VnExpress.

Khu Đốc học đường xưa, nay được tận dụng trồng rau. Ảnh: VnExpress.

Năm 1822 khoa thi hội đầu tiên được tổ chức, những người đỗ tiến sĩ được khắc bia tại văn miếu Quốc Tử Giám Huế. Được khắc tên trên bia tiến sĩ là ngưỡng vọng của tất cả giám sinh.

Khu trọ học của giám sinh. Ảnh: Báo Xây dựng.

Khu trọ học của giám sinh. Ảnh: Báo Xây dựng.

Ngày nay ở văn miếu vẫn còn hai nhà bia khắc bài dụ của vua về việc quan lại tham gia bộ máy hành chính. Bên phải khắc bia của vua Minh Mạng dụ về việc thái giám không được liệt vào hạng quan lại. Bên trái là tấm bia khắc bài dụ của vua Thiệu Trị về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền.

Quốc tử giám dời về Kinh thành Huế. Ảnh: Báo Xây dựng.

Quốc Tử Giám dời về kinh thành Huế. Ảnh: Báo Xây dựng.

Năm 1904 trận bão lịch sử đã càn quét kinh thành khiến nhiều kiến trúc của văn miếu Quốc Tử Giám Huế bị hư hại nghiêm trọng. Năm 1907 vua Duy Tân cho dựng lại văn miếu bên trong kinh thành.

Tất cả kiến trúc của cung Bảo Định được tận dụng dựng thành Di Luân đường để giảng dạy. Bên cạnh các công trình để giảng dạy, còn có một tân thư viện dành riêng cho giám sinh Quốc Tử Giám. Kiến trúc của nó cũng được dựng lại thành điện Long An của cung Bảo Định.

Quốc tử giám bên trong kinh thành. Ảnh: Báo Xây dựng.

Quốc Tử Giám bên trong kinh thành. Ảnh: Báo Xây dựng.

Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp áp dụng cách cai trị độc tài, loại bỏ dần ảnh hưởng của triều Nguyễn. Để xác lập quyền bảo hộ, người Pháp can thiệp trực tiếp vào bộ máy hành chính, kinh tế và văn hóa của nhà Nguyễn. Nền giáo dục cũng bắt đầu có sự thay đổi.

Ảnh: Báo Xây dựng.

Ảnh: Báo Xây dựng.

Năm 1986 trường Quốc học Huế được thành lập lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính để dạy học và mở thêm một hệ mới gọi là Khoa mục – nơi đào tạo ngoại ngữ. Chữ quốc ngữ cũng bắt đầu được đưa vào giảng dạy, điều này khiến giáo dục Nho giáo dần suy tàn.

Ảnh: Báo Xây dựng.

Ảnh: Báo Xây dựng.

Trải qua hơn 120 năm thăng trầm và tồn tại, văn miếu Quốc Tử Giám Huế, nay là bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, nơi lưu giữ dấu chân của hơn 500 vị tiến sĩ triều Nguyễn vẫn trầm mặc. Dù cho lớp bụi thời gian có phủ đi những trang sử vàng son thì triết lý giáo dục và đào tạo nhân tài nơi đây vẫn còn mãi.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn miếu Quốc Tử Giám Huế – Trường đại học quốc gia đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments