HomeBlogVườn quốc gia Bái Tử Long – “Viên ngọc thô” của ngành...

Vườn quốc gia Bái Tử Long – “Viên ngọc thô” của ngành du lịch sinh thái

Bạn đang xem bài viết Vườn quốc gia Bái Tử Long – “Viên ngọc thô” của ngành du lịch sinh thái tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Vườn quốc gia Bái Tử Long trở thành vườn di sản ASEAN thứ 38 vào năm 2017 do đáp ứng được 5 tiêu chí về tính toàn vẹn của sinh thái; tính đại diện; tính tự nhiên; tính độc đáo của các loài sinh cảnh quý, hiếm; tính hợp pháp.

Vườn quốc gia Bái Tử Long – “Viên ngọc thô” của ngành du lịch sinh thái

Ảnh: QTV

Ảnh: QTV/Báo Lao Động.

Vườn quốc gia Bái Tử Long có tổng diện tích 15.780ha, có cả hệ sinh thái rừng và biển. Vườn có 6 hệ sinh thái rừng biển cơ bản bao gồm: rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng bãi triều, hệ sinh thái hồ – hang động, rừng mưa nhiệt đới.

Mùa chim di cư ở vịnh Bái Tử Long. Ảnh N.H

Mùa chim di cư ở bãi biển Minh Châu. Ảnh: N.H/Báo Thanh Niên.

Thảm thực vật họ phong lan. Ảnh: realtimes.vn

Thảm thực vật họ phong lan. Ảnh: realtimes.vn.

Vườn hiện có 2.247 loài sinh vật, trong đó, nhóm sinh vật trên cạn có 1.004 loài, nhóm sinh vật biển có 1.244 loài. Hệ sinh thái rừng gồm: thực vật bậc cao có mạch, thú, chim, bò sát, lưỡng cư. Hệ sinh thái biển gồm: rong biển, giun đốt, thân mềm, giáp xác, động thực vật phù du, da gai, cá, san hô…

Cây tra biển cổ thụ. Ảnh: realtimes.vn

Cây tra biển cổ thụ. Ảnh: realtimes.vn.

Rừng trâm cổ thụ. Ảnh N.H

Rừng trâm cổ. Ảnh: N.H/Báo Thanh Niên.

Số loài có tên trong sách đỏ thế giới, sách đỏ Việt Nam là 180 loài. Đặc biệt, vườn có một số loài quý hiếm có giá trị bảo tồn, giá trị khoa học và kinh tế cao: lát hoa, trai lý, khỉ vàng, ba kích, san hô, bào ngư, rùa biển, sá sùng, cá heo, bồ câu nâu, báo gấm, báo lửa, sơn dương…

Rùa sa nhân. Ảnh: realtimes.vn

Rùa sa nhân. Ảnh: realtimes.vn.

Những loài chim độc đáo ở đảo Ba Mùn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Những loài chim độc đáo ở đảo Ba Mùn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên những đảo đá Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Đông Ma, Sậu Động, Sậu Nam… nằm liền nhau tạo thành 1 vòng cung khép kín và bên trong là môi trường sống của rất nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Khỉ đuôi dài. Ảnh N.H

Khỉ đuôi dài. Ảnh: N.H/Báo Thanh Niên.

Không chỉ có vườn và núi đá vôi, vườn quốc gia Bái Tử Long còn có các hang động nằm bên dưới những núi đá vôi, trong đó, hang Cái Đé, hang động đá vôi lớn thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Hòn Thiên Nga, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn. Ảnh: realtimes.vn

Hòn Thiên Nga, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn. Ảnh: realtimes.vn.

Đảo Ba Mùn là cụm đảo lớn, đẹp nhất và có hệ thực vật phong phú nhất của vườn quốc gia Bái Tử Long. Đây là đảo phiến thạch duy nhất ở vịnh có rừng nguyên sinh với diện tích khoảng 1.800 ha, sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, trong đó, có nhiều loài quý hiếm, nổi bật nhất là loài trâm đỏ và lim, sến, táu…

Quần thể cây giá/trầm giả, trà mủ cổ thụ. Ảnh: realtimes.vn

Quần thể cây giá/trầm giả, trà mủ cổ thụ. Ảnh: realtimes.vn.

Đặc biệt, đảo Ba Mùn có quần thể nai vàng, các loài sơn dương, hươu, khỉ, voọc… cùng các loài chim biển, chim di cư. Với các loài động vật phong phú, đảo Ba Mùn là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất vùng Đông Bắc.

Ốc tù và, đại diện cho hệ sinh thái biển. Ảnh: realtimes.vn

Ốc tù và, đại diện cho hệ sinh thái biển. Ảnh: realtimes.vn.

Với các tài nguyên sinh thái đa dạng và độc đáo, vườn Quốc gia Bái Tử Long đã và đang là điểm đến yêu thích, được ví như “viên ngọc thô” có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn bên cạnh di sản vịnh Hạ Long. Hãy cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích cho kỳ nghỉ tuyệt vời trên blog iVIVU!

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vườn quốc gia Bái Tử Long – “Viên ngọc thô” của ngành du lịch sinh thái tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular