Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loài mới tìm thấy là Cretaspara athanata – “athanata” có nghĩa là “bất tử;” “Cret-” cho kỷ Phấn trắng; và “aspara” dành cho các linh hồn Đông Nam Á huyền thoại của mây và nước, một sự tôn kính đối với lối sống lưỡng cư và nơi khám phá ra nó.
Các loài động vật chân đốt như côn trùng, nhện, bọ cạp… thường xuyên được bảo quản trong hổ phách, nhưng đều là những loài động vật sống trên cạn. Trong khi đó, hầu hết các loài cua đều sống dưới nước, không mấy khi bạn bắt gặp một động vật thủy sinh trong hổ phách.
Với chiều ngang chỉ 2 milimet, cua hóa thạch là một mẫu vật nhỏ bé nhưng được bảo quản một cách tinh xảo.
Luque và nhóm của ông đã sử dụng một loại hình chụp X-quang gọi là micro-CT để tạo ra một mô hình kỹ thuật số 3D của con cua nhằm nghiên cứu chi tiết sinh lý của nó. Dựa trên hình dạng của chân và mai, họ xác định rằng loài giáp xác nhỏ bé này thuộc cùng một dòng giống với cua “thực thụ” ngày nay.
Các nhà khoa học tin rằng, loài cua đã tiến hóa độc lập ít nhất 5 lần trong lịch sử Trái đất.
Loài cua mới được phát hiện này có niên đại từ 95 triệu đến 105 triệu năm trước. Nhưng cách nó được bọc trong hổ phách vẫn là điều bí ẩn.
Hóa thạch này được phát hiện bởi những người thợ mỏ ở Myanmar. Miền bắc Myanmar vốn có một số mỏ hổ phách hóa thạch phong phú nhất trên thế giới.