HomeKhám pháBí mật cách người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết

Bí mật cách người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết

Bí mật cách người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết - 1

Hình minh họa mô tả quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại (Ảnh: Nikola Nevenov).

Ai Cập là quốc gia có lịch sử vào hàng lâu đời nhất trên thế giới, cũng như có nhiều nét văn hóa đặc trưng mà cho đến nay vẫn còn khiến giới khoa học phải “đau đầu”.

Một trong số đó là phương pháp sử dụng kỹ thuật ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết. Điều đáng nói là kỹ thuật này hoàn hảo tới mức có thể giữ được cho thi thể không bị biến dạng sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.

Mới đây, một nghiên cứu khoa học dựa trên phân tích các cổ vật được tìm thấy trong một xưởng ướp cổ đại đã đem lại chúng ta những hiểu biết mới về cách thức ướp xác của người bản địa.

Theo đó, những bậc thầy lão luyện thời ấy dường như đã sử dụng một hợp chất được gọi là antiu, gồm các thành phần chính như: dầu cây tuyết tùng, dầu cây bách xù, mỡ động vật… để tạo nên chất liệu ướp xác.

Dựa trên phần hướng dẫn sử dụng được khắc trên cổ vật, các nhà khoa học cho rằng người Ai Cập cổ đại có thể đã xoa hợp chất này lên đầu và thân thể của người chết, sau đó băng kín lại bằng những tấm vải.

Tiếp theo, họ sử dụng mỡ động vật và nhựa cây Burseraceae để xử lý mùi của cơ thể đang phân hủy. Bên cạnh đó, mỡ động vật và sáp ong cũng được sử dụng để xử lý phần da chết trong những ngày điều trị đầu tiên.

Điều đáng chú ý là một số thành phần chứa bên trong các lọ được tìm thấy có nguồn gốc không phải ở Ai Cập.

Bí mật cách người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết - 2

Những chiếc lọ bằng thạch cao tuyết hoa thu được từ xưởng ướp xác. Một vài chiếc trong số chúng chứa thông tin hữu ích về cách thức ướp xác của người Ai Cập bản địa (Ảnh: nhóm nghiên cứu).

Điển hình như quả hồ trăn, dầu tuyết tùng và nhựa đường đều có nguồn gốc từ phía trên bờ biển phía Đông của Địa Trung Hải. Hay nhựa cây Elemi chỉ phổ biến ở khu vực châu Phi cận Sahara, cũng như nhựa cây Dammar chỉ mọc ở Đông Nam Á.

Điều này cho thấy cho thấy các loại hợp chất này đã được chuyển đến Ai Cập theo đường buôn bán. Chúng có thể đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mạng lưới thương mại trên toàn cầu.

Theo báo cáo từ nghiên cứu, những đồ vật được tìm thấy có niên đại từ Vương triều Ai Cập thứ 26, khoảng 664 – 525 năm TCN. Chúng nằm bên trong xưởng là một phần của toàn bộ khu phức hợp nghĩa trang Saqqara, Ai Cập.

Bên cạnh những cổ vật có khắc họa tiết và những thông tin hữu ích, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy một vài xác ướp, lọ đựng nội tạng và tượng ushabti – món đồ đặc trưng được người Ai Cập cổ đại tin rằng sẽ phục vụ người chết ở thế giới bên kia.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments