
Cỏ có thể mọc lại nhiều lần dù bị cắt xén, hoặc động vật ăn cỏ gặm gần hết.
- Sửng sốt cả chục vật thể bay phát sáng di chuyển ở độ cao 12 km
- Biến đổi khí hậu có khiến loài chó trở nên hung dữ hơn?
- Nhật Bản công bố quái vật 5 màu chưa từng thấy trên thế giới
- Xuất hiện “băng thây ma” đe dọa nhấn chìm nhiều thành phố
- Thứ hạt vô tri sẽ cứu nhân loại thoát khỏi những thảm họa thiên nhiên
Sức mạnh tái sinh của cỏ từ lâu đã là một bí ẩn, được cho là nằm ở hình dạng đặc biệt của lá, nhưng điều đó được hình thành như thế nào, có tác động cụ thể ra sao, thì khoa học vẫn chưa thể có câu trả lời.
Bạn đang xem: Giải mã câu hỏi hóc búa về “sức sống quật cường” của lá cỏ
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm John Innes, phối hợp với Đại học Cornell và Đại học California, Berkley và Đại học Edinburgh làm sáng tỏ bí ẩn về sự hình thành lá cỏ bằng cách sử dụng các kỹ thuật di truyền phát triển và mô hình tính toán mới nhất.
Xem thêm : “Rợn tóc gáy” với 8 cỗ máy tra tấn quái dị thời Trung cổ
“Sự hồi sinh của lá cỏ là một bài toán hóc búa”, Giáo sư Enrico Coen – một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết. “Bằng cách xây dựng và thử nghiệm nhiều mô hình khác nhau cho quá trình tiến hóa và phát triển, chúng tôi cho rằng các lý thuyết hiện tại về cỏ có thể sẽ không còn chính xác. Điều này cũng loại bỏ một quan niệm đã hình thành từ thế kỷ 19”.
Theo nghiên cứu, thực vật đơn tính, bao gồm họ cỏ, được tạo thành bởi cấu trúc có lá bao quanh thân từ gốc, cũng như có các đường gân song song xuyên suốt.
Cấu trúc này rất khác biệt so với các loài thực vật có hoa khác, điển hình như các cây họ đậu, cây bụi, và nhiều cây trồng thông thường khác… khi chúng có lá được tách ra khỏi thân nhờ cuống, gọi là cuống lá.
Xem thêm : Khoa học đánh thức virus 48.500 năm tuổi “ngủ quên” vì lý do bất ngờ
Trong khi đó ở cỏ, phần gốc của lá có cấu trúc dạng ống, gọi là bẹ. Lớp vỏ bọc cho phép cây tăng chiều cao trong khi vẫn giữ được ngọn mọc của nó sát mặt đất, bảo vệ nó khỏi lưỡi cắt của máy cắt cỏ, hoặc răng cửa của động vật ăn cỏ.
“Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc” – một câu thành ngữ nổi tiếng có nguồn gốc từ tiếng Hán, cũng cho thấy một phần đúng về điều này, khi phần ngọn duy trì sự sống của cỏ nằm ở vị trí sát gốc, thậm chí ẩn dưới lớp đất, để bảo vệ nó khỏi những tác động có hại.
Nghiên cứu về cỏ cũng cho thấy các quy luật sinh trưởng đơn giản, dựa trên một mô hình phát triển gen phổ biến, có thể tạo ra sự đa dạng đáng kể của các hình dạng lá khác nhau trong tự nhiên.
Nguồn: https://f5fashion.vn
Danh mục: Khám phá