Vào khoảng 66 triệu năm trước đã xảy ra vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub đâm xuống bán đảo Yucatan, Mexico có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long vào cuối kỷ Phấn trắng.
Nhà khảo cổ Robert DePalma (Đại học Manchester) và các đồng nghiệp của ông thông báo rằng, họ đã phát hiện ra hóa thạch của những con khủng long chết ngay trong ngày xảy ra vụ va chạm, trong đó có một chân gần như được bảo quản hoàn toàn khiến cả giới khoa học “náo loạn”.
Theo các nhà nghiên cứu, một phần chân khủng long cho thấy con vật chết rất đột ngột, ngay tại chỗ và có lẽ đã bị chôn vùi vào ngày xảy ra thảm họa va chạm.
“Không có bằng chứng về bệnh tật trên bàn chân, không có bệnh lý rõ ràng hay vết chắn trên chân con khủng long này,” một chuyên gia trong nhóm khảo cổ cho biết.
Nhóm nghiên cứu về Tanis tin rằng cái chết tức thời này cũng sẽ liên quan trực tiếp đến trận đại hồng thủy. Do đó, đây sẽ là hóa thạch đầu tiên có niên đại chính xác kể từ ngày tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất.
Song một số nhà khoa học khác vẫn nghi ngờ về cách giải thích kịch bản cái chết của loài Thescelosaurus – một loài khủng long nhỏ sống tại Bắc Mỹ vào cuối kỷ Phấn trắng.
Trong số những khám phá khác được thực hiện tại địa điểm này, các nhà nghiên cứu cũng khai quật được một quả trứng với phôi thai trong tình trạng khá hoàn hảo, đây là một phát hiện cực kỳ hiếm.
Nếu vẫn còn khó để khẳng định chắc chắn rằng phôi thai này, cũng như loài khủng long Thescelosaurus chết cùng ngày xảy ra vụ va chạm, thì trong mọi trường hợp, khám phá này vẫn sẽ mang lại những yếu tố mới cho sự hiểu biết của con người về quá trình phát triển trước khi sinh nở của loài khủng long.
Tuy nhiên, sẽ cần phải đợi công bố dữ liệu, thông qua quá trình đánh giá đồng cấp hiện tại để xác nhận các giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra.
Một cơn đại hồng thủy với mưa đá thiên thạch và sóng thần
Sau khi thiên thể rơi xuống Trái Đất, các sóng địa chấn được tạo ra dẫn đến một trận động đất có cường độ 10 – 11 độ richter tại vùng Tanis.
Khoảng 45 phút sau vụ va chạm, một trận mưa đá thiên thạch (tektites) xối xả đã đổ xuống khu vực cách địa điểm tiểu hành tinh Chicxulub và chạm với Trái Đất khoảng 3.000 km.
Hậu quả gây nên các loài cá nước ngọt ở khu vực này trở nên khó hô hấp khi nuốt phải thiên thạch rơi xuống nước và gây ra thương tích mang của chúng. Một trong những cơn sóng thần đã cuốn trôi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con cá này trong một con sóng cao 10 mét.
Cùng với đó, trận mưa lớn tektites tiếp tục kéo dài từ 10 đến 20 phút, một số thiên thạch đường kính tới 5mm đã đốt cháy thảm thực vật xung quanh.
Một đợt sóng lớn thứ hai cuốn trôi nhiều loài cá và các sinh vật sống trong nước ngọt, biển và đất liền vùi lấp dưới lớp sỏi mịn, cát và trầm tích, cô lập chúng khỏi thế giới trong 66 triệu năm qua.
Nhà khảo cổ Robert DePalma giải thích rằng đây là tập hợp đầu tiên của các sinh vật chết hàng loạt lớn được tìm thấy có liên quan đến ranh giới của kỷ Phấn Trắng và Đệ Tam (K-T).
“Không có khu vực địa chất nào được biết đến khác của biên giới K-T, có thể tìm thấy một bộ sưu tập bao gồm một số lượng lớn các loài đại diện cho các tuổi sinh vật và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, tất cả đều chết cùng một lúc, trong cùng một ngày”, ông cho biết thêm.