HomeKhám pháLộ diện loài tôm sinh sản vô tính 100 triệu năm tuổi

Lộ diện loài tôm sinh sản vô tính 100 triệu năm tuổi

Lộ diện loài tôm sinh sản vô tính 100 triệu năm tuổi - 1

Hóa thạch Koonwarrella peterorum, loài tôm nước ngọt mới được mô tả với khả năng sinh sản vô tính (Ảnh: Bảo tàng Victoria).

Mới đây, các nhà nghiên cứu hóa thạch nước ngọt ở kỷ Phấn trắng tại khu vực miền nam Australia đã hé lộ về một loài tôm nước ngọt mới đã tuyệt chủng, có tên khoa học là  Koonwarrella peterorum. 

Điểm đặc biệt của loài này là con cái có khả năng sinh sản mà không cần tới tinh trùng từ con đực – hay còn gọi là phương pháp sinh sản vô tính.

Theo đó, con cái tự sinh phôi thai từ một quả trứng chưa được thụ tinh. Phương thức sinh sản cực kỳ hiếm này được cho là tồn tại ở cả thực vật và động vật. Một số loài, chẳng hạn như thằn lằn đuôi trắng (Aspidoscelis uniparens) thậm chí có thể vừa sinh sản vô tính và hữu tính, theo một báo cáo trên Tạp chí Di truyền năm 2021.

Thomas Hegna, Phó Giáo sư cổ sinh vật học tại Đại học Bang New York (SUNY) cho biết đây là lần đầu tiên hiện tượng sinh sản vô tính được công nhận ở các giống tôm nước ngọt, dù trước đó, đã có một số giống tôm nước mặn có khả năng này.

Loài mới này được xác định từ 40 hóa thạch riêng lẻ tại khu bảo tồn địa chất Koonwarra, một địa điểm cổ sinh vật có niên đại từ 125 triệu đến 113 triệu năm trước, cùng rất nhiều hóa thạch, bao gồm cả lông vũ của khủng long.

Những nét kỳ lạ trong cấu tạo của Koonwarrella peterorum khiến nó trông không giống như các loài tôm hiện đại, mà có quan hệ gần hơn với khỉ biển (artemia salina), một loại tôm nước mặn. 

Theo Hegna, một lý do khiến cho việc sinh sản vô tính trở nên rất hiếm ở các loài động vật là bởi phương pháp này không hoàn toàn tối ưu, khi luôn giữ nguyên mã gen của con trước, bất kể chúng tốt hay xấu. Trong khi đó, sinh sản hữu tính cho phép động vật tách các gen tốt khỏi các gen có hại, từ đó hướng chúng trở thành một giống loài hoàn thiện hơn.

RELATED ARTICLES

Most Popular