Theo đó, các nhà cổ sinh vật học đến từ Đại học Uppsala (Thụy Điển) và Đại học Oslo (Nauy) đã phân tích hóa thạch của loài ichthyosaur (thằn lằn cá hay ngư long) có niên đại khoảng 2 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi.
Nghiên cứu hóa thạch này cho thấy, chúng có thân hình thon dài, đầu nhỏ, mõm nhọn và dài, chân tay hình mái chèo và có đuôi giống cá heo ngày nay. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá hoặc con mồi nhỏ khác.
Nhà cổ sinh vật học Benjamin Kear, Đại học Uppsala cho biết: “Theo sách giáo khoa, các loài bò sát có chân đã xâm chiếm môi trường nông ven biển để tận dụng các hốc sinh thái mà động vật ăn thịt biển bỏ lại do sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi gây ra.
Theo thời gian, chúng bơi lội tốt hơn và cuối cùng tiến hóa chân thành các mái chèo, phát triển hình dạng giống cá để có thể dễ di chuyển dưới nước và đoạn tuyệt với môi trường sống trên cạn”.
Lưu ý rằng, sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Permi xảy ra hơn 250 triệu năm trước đã tàn phá hệ sinh thái biển mà mở đường cho thời đại khủng long.
Song hóa thạch ichthyosaurs mới được phát hiện có niên đại chỉ 2 triệu năm sau sự kiện kỷ Permi, đây là khoảng thời gian quá ngắn để chúng có thể tiến hóa ngoại hình như trong sách giáo khoa đã ghi.
“Do đó, chúng ta buộc phải sửa đổi cách giải thích sách giáo khoa và tiết lộ, loài ichthyosaurs có thể lần đầu tiên ra môi trường biển rất lâu trước sự kiện này”, nhóm nghiên cứu giải thích.
Theo Sci-News