Theo Science Alert, miệng hố va chạm ẩn mình ở hạt Xiuyan, tỉnh ven biển Liêu Ninh, phía Đông Bắc Trung Quốc. Sau khi được ghi nhận bởi Đài quan sát Trái Đất của NASA, vào tháng 7-2021, một nhóm khoa học gia đã tiếp cận hiện trường.
Kết quả khảo sát cho thấy một cấu trúc địa chất ở dãy núi Lesser Xing’an có kết cấu như một vùng trũng được tạo nên do tác động mạnh từ phía trên: một miệng hố va chạm rõ ràng và sắc nét, hình lưỡi liềm.
Theo bài công bố trên Meteoritics and Planetary Science, miệng hố va chạm được đặt lên Yilan có đường kính khoảng 1,85 km. Cuộc tấn công từ ngoài hành tinh đã xảy ra 46.000 đến 53.000 năm về trước, dựa theo kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ của than và trầm tích từ địa điểm do NASA thực hiện.
Để thu thập trầm tích, các nhà khoa học đã khoan một lõi ở trung tâm miệng hố va chạm.
Lõi khoan này cũng tiết lộ sâu 100 mét bên dưới miệng hố là một phiến đá granite nung dày gần 320 mét, là loại đá granite đặc biệt được tạo thành nhiều mảnh đá kết dính với nhau như ma trận. Đó chính là hậu quả mà một thiên thạch đã để lại khi “dội bom” xuống mặt đất, khiến đá tan chảy rồi lại kết tinh.
Nhiều mảnh thủy tinh thiên thạch hình giọt nước cũng được thu thập trong lớp trầm tích này.
Một phần của vành phía Nam miệng hố va chạm Yilan bị mất do đó cấu trúc địa chất nhìn từ trên cao có hình dạng giống như lưỡi liềm, là dạng hố va chạm hiếm trên Trái Đất, theo tiến sĩ Chen Ming từ Viện Địa hóa Quảng Châu, thành viên nhóm nghiên cứu.
Trước đó, miệng hố va chạm giữ kỷ lục lớn nhất trong vòng 100.000 năm qua là Meteor Crater ở Arizona với đường kính 1,2 km, nhưng rõ ràng nó đã bị Yilan đánh bại.