Hàng triệu mét khối khí methane được cất giữ bên dưới thềm băng vĩnh cửu Svalbard gần Bắc Cực. Gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng methane có thể thoát qua lớp băng giá lạnh này và xâm nhập vào không khí.
Điều này khiến họ lo ngại rằng băng vĩnh cửu tan có thể làm tăng phát thải methane vào khí quyển, càng góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
Hơn nữa, băng vĩnh cửu còn có ở nhiều nơi khác, ví dụ như ở Bắc Cực, nơi có băng vĩnh cửu rất giống ở Svalbard.
Bởi vì methane là một khí nhà kính rất tiềm năng nên các nhà khoa học vô cùng lo lắng về khả năng nó sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu nếu bị giải phóng vào khí quyển.
Nhiệt độ tăng, đồng nghĩa với việc băng vĩnh cửu cũng tan nhiều hơn, và cái nọ là nguyên nhân của cái kia khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Lớp băng vĩnh cửu ở Svalbard không đồng nhất, có thể tan chảy giải phóng methane, và đó là điều thực sự đáng lo ngại.
Một số địa điểm có nhiệt độ thấp hơn, trong khi băng vĩnh cửu chỗ mỏng chỗ dày khiến cho nó càng dễ tan chảy khi có tác động của các dòng hải lưu. Nếu toàn bộ lớp băng vĩnh cửu này trở nên quá mỏng và cuối cùng tan hết thì nhiệt độ toàn cầu càng tăng lên, làm cho băng vĩnh cửu ở những nơi khác cũng tan chảy, và càng có thêm methane xâm nhập vào khí quyển.
Hành tinh của chúng ta đang chứng kiến tình hình nhiệt độ tăng không thể kiểm soát. Nếu không có thêm những nỗ lực mới để kiềm chế băng tan thì rất có thể cuối cùng chúng ta sẽ thấy toàn bộ lớp băng vĩnh cửu biến mất, giải phóng ra bất kỳ loại khí hoặc sinh vật cổ đại nào có thể bị mắc kẹt trong băng giá bấy lâu nay, và không ai biết chúng sẽ có lợi hay hại đến mức nào.
Theo BGR