HomeBlogBảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – Nơi lưu giữ quá...

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm Pa

Bạn đang xem bài viết Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm Pa tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện là nơi trưng bày, cất giữ, các di vật nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa được tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm Pa

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng năm 1915, nhưng 20 năm trước đó, nhiều hiện vật điêu khắc Chăm tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam đã được tập trung về địa điểm có tên gọi “công viên Tourane”.

Bên ngoài bảo tàng. Ảnh: UBND TP Đà Nẵng

Bên ngoài bảo tàng. Ảnh: UBND TP Đà Nẵng

Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Không gian trưng bày các hiện vật của bảo tàng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Cuối thế kỷ XIX việc khai quật các di vật Chăm thường được người Pháp thực hiện. Một số hiện vật điêu khắc Chăm được chuyển về Pháp, một số khác được chuyển ra Bảo tàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

bao_tang_dieu_khac_cham_ivivu_1

Ảnh: Trương Ngọc Bảo Ly.

Ảnh: Trương Ngọc Bảo Ly

Ảnh: chammuseum

Ảnh: chammuseum

Toà nhà đầu tiên của bảo tàng được xây dựng theo thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair, trên cơ sở về việc sử dụng đường nét tiêu biểu của kiến trúc Chăm. Mặc dù trải qua nhiều lần tu bổ, mở rộng nhưng toàn bộ phong cách kiến trúc ban đầu của bảo tàng vẫn còn nguyên vẹn đến nay.

Không gian bảo tàng. Ảnh: Trương Ngọc Bảo Ly.

Không gian bảo tàng. Ảnh: Trương Ngọc Bảo Ly

Lần mở rộng bảo tàng thứ nhất được tiến hành vào giữa thập kỷ 30 của thế kỷ XIX với mục đích thêm chỗ để trưng bày những hiện vật mới được thu thập. Không gian của toà nhà được bố trí thành những khu vực trưng bày, gồm phòng Đồng Dương, phòng Trà Kiệu, phòng Tháp Mẫm, phòng Mỹ Sơn và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định.

Phòng trưng bày Đồng Dương. Ảnh: chammuseum

Phòng trưng bày Đồng Dương. Ảnh: chammuseum

Phòng trưng bày Tháp Mẫm. Ảnh: chammuseum

Phòng trưng bày Tháp Mẫm. Ảnh: chammuseum

Phòng trưng bày Mỹ Sơn. Ảnh: chammuseum

Phòng trưng bày Mỹ Sơn. Ảnh: chammuseum

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ khoảng 2.000 hiện vật điêu khắc là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, nhưng phần lớn là sa thạch. Những tác phẩm này có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật.

Tượng Bồ tát Tara. Ảnh: UBND TP Đà Nẵng.

Tượng Bồ tát Tara. Ảnh: UBND TP Đà Nẵng

Bên trong tòa nhà Bảo tàng trưng bày gần 500 hiện vật trong các phòng trưng bày, Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Đồng Dương và các hành lang Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định. Hơn 1.200 hiện vật còn lại được lưu giữ trong kho. Bảo tàng còn là nơi lưu giữ 3 bảo vật quốc gia thuộc văn hóa Chăm Pa, đó là Tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Trà Kiệu và Đài thờ Mỹ Sơn E1.

Đài thờ Trà Kiệu. Ảnh: Báo Đà Nẵng điện tử.

Đài thờ Trà Kiệu. Ảnh: Báo Đà Nẵng điện tử

Đài thờ Mỹ Sơn E1. Ảnh: redsvn.net

Đài thờ Mỹ Sơn E1. Ảnh: redsvn

Năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng nằm trong danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng của bảo tàng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chăm. Hãy nhanh tay liên hệ iVIVU sở hữu tour Đà Nẵng giá tốt để đến tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm ngay!

Địa chỉ: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – số 02 đường 2/9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng.

Thời gian mở cửa: Thứ 3 đến Chủ nhật (7h30 – 11h, 13h – 17h), đóng cửa ngày Thứ 2.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng – Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm Pa tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments