HomeBlogĐến Huế thăm núi Ngự Bình – ngọn núi sơn thủy hữu...

Đến Huế thăm núi Ngự Bình – ngọn núi sơn thủy hữu tình

Bạn đang xem bài viết Đến Huế thăm núi Ngự Bình – ngọn núi sơn thủy hữu tình tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Núi Ngự Bình, thường gọi ngắn là núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng, là một hòn núi đất ở bờ phải sông Hương (giữa cồn Hến và cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam.

Đến Huế thăm núi Ngự Bình – Ngọn núi sơn thủy hữu tình

“Ai từng vô Nam ra Bắc,

Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh,

Đi mô cũng nhớ quê mình,

Nhớ Hương giang gió mát,

Nhớ Ngự Bình trăng thanh…”

Núi Ngự Bình án ngữ kinh thành Huế. Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.

Núi Ngự Bình án ngữ kinh thành Huế. Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.

Có lẽ với nhiều người, đất cố đô thơ mộng cũng bởi có sông Hương và núi Ngự Bình. Sông Hương dài 80km chảy quanh co qua núi rừng trùng điệp, vắt ngang qua thành phố Huế.

Sông Hương lững lờ chậm chạp trôi qua thành phố, qua các danh thắng trầm mặc cổ kính. Ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước, du khách nhìn ngắm phong cảnh kinh thành Huế, qua cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền, đến thăm lăng Minh Mạng, Khải Định, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ…

Sông Hương hữu tình, xa xa là núi Ngự. Ảnh: wowweekend.

Sông Hương hữu tình, xa xa là núi Ngự. Ảnh: wowweekend.

Ở phía đông bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước Kinh thành Huế, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông. Nhìn từ xa ngọn Ngự Bình cùng Tả Phù – Hữu Bật trông như phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho thành trì của vua chúa.

Ảnh: VOVTV.

Ảnh: VOVTV.

Năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Trăn đã cho dời thủ phủ Đàng Trong từ làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) về làng Phú Xuân (Kinh thành Huế) và dùng núi Ngự Bình để làm án chắn ngang thủ phủ. Đây được xem là yếu tố phong thủy của người xưa.

Đồi thông trên núi Ngự Bình. Ảnh: wowweekend.

Đồi thông trên núi Ngự Bình. Ảnh: wowweekend.

Sau này, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát xây dựng đô thành Phú Xuân, và vua Gia Long xây dựng Kinh thành Huế (1805) cũng chọn đặt núi Bằng làm án trong yếu tố phong thủy của vùng đất định đô.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng thứ hai của thiên nhiên cho xứ Huế. Từ lâu, ngọn núi này đã trở thành biểu tượng mỗi khi nhắc đến Huế. Núi Ngự Bình có hình thang, cao 105m, hình dáng giống bức bình phong trong cung của vua chúa Nguyễn.

Ảnh: sarah_trucnguyen

Ảnh: sarah_trucnguyen

Núi Ngự Bình được nhiều người xem là chốn thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ thú. Những ngày trời quang, đứng trên đỉnh Ngự Bình có thể ngắm toàn cảnh thành phố Huế, thấy cả cung điện trang nghiêm, mái chùa cổ kính và dòng sông Hương hiền hòa.

Từ đỉnh núi, một bức tranh thu nhỏ về thành phố Huế với cung điện đền đài cổ kính, những mái chùa trầm mặc và dòng sông Hương hiền hòa… dễ dàng thu vào tầm mắt. Người Huế tự hào rằng, sông Hương và núi Ngự Bình mang lại sự giao hòa của núi sông non nước tạo nên một biểu tượng của “xứ sở Hương Bình”.

Tượng đài Quang Trung cạnh núi. Ảnh: Võ Thạnh.

Tượng đài Quang Trung cạnh núi. Ảnh: Võ Thạnh.

Vẻ đẹp của núi Ngự Bình không chỉ về mặt phong thuỷ là lá chắn che chở cho kinh thành Huế, núi còn đẹp ở chỗ gần gũi với người dân Huế, như một tòa lầu để khách hàng hương vãn cảnh. Từ tòa lầu đó, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh kinh đô Huế.

Ảnh: Báo Lao động.

Ảnh: Báo Lao động.

Với tất cả những ưu ái được thiên nhiên ban tặng, sông Hương – núi Ngự không chỉ là điểm đến hấp dẫn, là biểu tượng Huế mà còn là nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Hai thắng cảnh đi đôi, gắn liền với nhau làm cho Huế thêm thi vị hơn trong mắt người có tình, yêu cái đẹp.

Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đến Huế thăm núi Ngự Bình – ngọn núi sơn thủy hữu tình tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular