Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Thời đại kỷ Phấn trắng, các tác giả cho biết họ tin rằng khủng long có thể là một trong những sinh vật lớn nhất từng được tìm thấy trên Trái Đất, khi có thể cao tới 37,1 mét.
Thế nhưng tại sao những động vật thời tiền sử này lại có kích thước lớn như vậy. Hay nói cách khác, đâu là lợi thế của chúng trong một thế giới mà nguồn thức ăn và sự cạnh tranh luôn được đặt lên hàng đầu?
Hàm lượng oxy cao
Giả thuyết đầu tiên được các nhà khoa học đưa ra là yếu tố môi trường, chẳng hạn như hàm lượng oxy trong không khí cao hơn, có thể góp phần tạo nên kích thước khổng lồ ở loài khủng long.
Theo đó, trong khoảng thời gian cách đây 3 triệu năm, nồng độ oxy trong khí quyển đã tăng từ 15% đến 19% so với giai đoạn trước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 21% của ngày nay.
Cùng khoảng thời gian này, những con khủng long đầu tiên xuất hiện ở vùng nhiệt đới Bắc Mỹ đã tiến hóa để có được kích thước ngày một to lớn.
Điều này giúp chúng dễ dàng vươn tới vùng không khí có hàm lượng oxy cao hơn, đồng thời tránh những vùng thấp với hàm lượng CO2 dày đặc.
Khả năng tiếp cận thức ăn
Sự tồn tại của loài Titanosaur Patagotitan, hay còn gọi là khủng long cổ dài, đưa chúng ta đến giả thuyết thứ 2 về lý do tại sao chúng lại phát triển đến kích thước khổng lồ đến vậy. Đó là khả năng hấp thụ và tiếp cận nguồn thức ăn hiệu quả.
Lấy cảm hứng từ loài hươu cao cổ, các nhà khoa học cho rằng việc những con Titanosaur có chiếc cổ dài như vậy giúp chúng có được lợi thế đáng kể hơn so với các loài động vật ăn cỏ lớn khác.
Cụ thể, chúng có thể bao quát những khu vực thức ăn rộng lớn hơn, và thoải mái tận hưởng nguồn thức ăn mà các loài khủng long khác không thể tiếp cận được. Ngoài ra, chúng cũng sở hữu một bộ máy tiêu hóa cho phép tiêu thụ lượng thức ăn khổng lồ.
Các nhà khoa học cho rằng Titanosaur cần ăn nhiều đến mức không thể kén chọn và bộ ruột khổng lồ của nó có thể tiêu hóa cả những loại thực vật cứng nhất. Ước tính, chúng cần dành 22 giờ mỗi ngày để tiêu thụ 129 kg thực vật các loại.
Xương nhẹ và hệ thống hô hấp đặc thù
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra lý do tại sao động vật thời tiền sử lại phát triển to lớn đến vậy. Đó là bởi xương và phổi của chúng có cấu trúc đặc biệt, nhằm thích ứng với điều này.
Lấy ví dụ như loài thằn lằn bay khổng lồ có tên gọi Azhdarchid. Chúng sở hữu sải cánh dài 10 mét, nặng 200 kg, và từng chinh phục bầu trời từ rất lâu trước khi xuất hiện những con khủng long đầu tiên.
Các nghiên cứu cho rằng xương của loài Azhdarchid có cấu trúc vô cùng khỏe và ổn định, nhưng cũng rất nhẹ, giúp cho chúng dễ dàng cất cánh lên khỏi mặt đất.
Kích thước to lớn cũng cho phép chúng có thể bay xa tới 10.000 dặm (tương đương 16.093 km) mà không cần nghỉ ngơi hoặc ăn uống.
Trong khi đó, loài Supersaurus lại sở hữu hệ thống hô hấp tương đối phức tạp, với các túi khí đặt trong cơ thể, giúp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hô hấp và trao đổi nhiệt. Đây được xem là điều kiện cần và đủ để chúng có được một cơ thể to lớn.
Việc chủ yếu là đẻ trứng và có thể sinh sản tương đối nhanh cũng là một trong những yếu tố mang lại lợi thế sinh sản cho những loài động vật to lớn này.