HomeKhám pháBí ẩn về chiếc bảng đen đầy nét vẽ nguệch ngoạc của...

Bí ẩn về chiếc bảng đen đầy nét vẽ nguệch ngoạc của Stephen Hawking

Bí ẩn về chiếc bảng đen đầy nét vẽ nguệch ngoạc của Stephen Hawking - 1

“Huyền thoại vật lý” Stephen Hawking cống hiến cả cuộc đời cho ngành khoa học thế giới, để lại nhiều kiến thức quý giá (Ảnh: AP).

Dành cả cuộc đời để tìm lời giải cho những câu hỏi hóc búa nhất của vũ trụ, “huyền thoại vật lý” Stephen Hawking đã để lại một bí ẩn của riêng mình ngay tại văn phòng cũ của ông, đó là chiếc bảng đen với đầy những nét vẽ, dòng chú thích nguệch ngoạc.

Được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London, tấm bảng đen vừa giống như một tác phẩm nghệ thuật phức tạp, nhưng cũng đồng thời được coi là một kỷ vật của lịch sử vật lý, thứ mà có lẽ cần thêm nhiều thời gian để có thể làm sáng tỏ.

Được biết, tấm bảng bảng đen này có từ năm 1980, được Hawking sử dụng để ghi chép cùng các nhà vật lý khác khi họ tham gia một hội nghị về siêu không gian và siêu trọng lực tại Đại học Cambridge ở Anh.

Trong khi cố gắng đưa ra một “lý thuyết mới về mọi thứ” tồn tại trong vũ trụ – hay một tập hợp các phương trình kết hợp các quy tắc của thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử, các đồng nghiệp của Hawking đã lấp đầy tấm bảng bằng một loạt các phương trình đã hoàn thành, kết hợp với lối chơi chữ khó hiểu và những nét vẽ nguệch ngoạc, thậm chí cả hình vẽ đầy bí ẩn.

Nhiều lý thuyết lạ tai lần đầu được nhắc đến, như “đối xứng sững sờ” (stupor symmetry), hay nổi bật là hình ảnh của một người sao Hỏa râu ria xồm xoàm được vẽ ở chính giữa tấm bảng khiến người xem cảm thấy khó hiểu. Ngoài ra, cũng có hình ảnh một con mực ống trèo qua một bức tường gạch, hay một chiếc hộp được dán nhãn “Siêu trọng lực Exxon.

Bí ẩn về chiếc bảng đen đầy nét vẽ nguệch ngoạc của Stephen Hawking - 2

Chiếc bảng đen đầy nét vẽ nguệch ngoạc của Stephen Hawking có thể chứa đựng một thông điệp làm thay đổi nhân loại?

“Tôi chắc chắn là sẽ thử trích xuất các diễn giải của họ, nhưng không dám chắc mình có đủ kiến thức”, Juan-Andres Leon, người phụ trách văn phòng của Stephen Hawking – cũng là một trong những nhân chứng từng tham dự hội nghị hơn 40 năm trước, cho biết.

“Mọi người không có nhiều cái nhìn thoáng qua về cuộc sống hàng ngày của Stephen Hawking, và bởi vì ông ấy là một nhà vật lý lý thuyết, nên rất khó để truyền đạt những gì ông ấy suy nghĩ trong đầu”, Leon thú nhận.

Trước đó, có ý kiến cho rằng Hawking cùng với các cộng sự chỉ sử dụng tấm bảng đen như một sự đánh lạc hướng, nhằm che đậy những kiến thức quan trọng bằng một loạt những phương trình giả hay sự không liên quan giữa các chú thích. Cũng có người cho rằng họ chỉ coi đây là một thú vui tiêu khiển, và những thông tin thực ra chẳng có ý nghĩa gì.

Leon hy vọng rằng khi tấm bảng được công bố ra đại chúng, những bộ óc vĩ đại của thế giới trong lĩnh vực toán học và vật lý có thể sẽ có được câu trả lời về điều mà Hawking ngầm nhắn nhủ với nhân loại dựa trên những chú thích bí ẩn được ghi lại.

Tấm bảng đen chỉ là một trong hơn 700 đồ vật được các nhân viên tại Bảo tàng Khoa học phân loại sau khi họ lấy từ phòng làm việc của Hawking vào mùa hè năm ngoái. Những đồ vật này sẽ được chụp ảnh và mô tả tới tất cả khách tham quan bảo tàng.

Bí ẩn về chiếc bảng đen đầy nét vẽ nguệch ngoạc của Stephen Hawking - 3

Stephen Hawking được tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống vào năm 2009.

Nhà vật lý học Stephen Hawking (8/1/1942 – 14/3/2018), qua đời ở tuổi 76. Ông đồng thời là một nhà vũ trụ học, thiên văn học, toán học và là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn “Lược sử thời gian”, đã bán hơn 10 triệu bản. Ông được chẩn đoán mắc chứng ALS (bệnh xơ cứng teo cơ bên), một bệnh thoái hóa thần kinh còn được gọi là Bệnh Lou Gehrig, thường gây tử vong trong vòng vài năm.

Lúc ấy là năm 1963, khi Stephen mới 21 tuổi và được cho rằng chỉ có thể sống thêm vài năm nữa. Thế nhưng bằng nghị lực phi thường, “ông hoàng vật lý” không chỉ sống, mà còn cống hiến cả cuộc đời ông cho ngành khoa học thế giới, để lại nhiều kiến thức quý giá.

Stephen Hawking là một trong những người đầu tiên chỉ ra cách các dao động lượng tử, những biến đổi rất nhỏ trong sự phân bố vật chất, có thể tác động đến sự trải rộng của các thiên hà trong vũ trụ. Tên tuổi của ông đã được thế giới biết đến vào năm 1970, khi ông cùng nhà vật lý Roger Penrose công bố công trình nghiên cứu.

RELATED ARTICLES

Most Popular