HomeBlogLinh thiêng đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo

Linh thiêng đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo

Bạn đang xem bài viết Linh thiêng đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn nằm trên đỉnh núi Tam Đảo cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km, cách Hà Nội 70km. Ngôi đền là điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng của vùng đất Tam Đảo.

Linh thiêng đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo

Đền nhìn từ trên cao. Ảnh: Dân Việt.

Đền nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Dân Việt.

Bà Chúa Thượng Ngàn là con gái đầu của Quốc Mẫu Âu Cơ trong truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, Âu Cơ sinh ra trăm người con đầu tiên của đất Việt. Bà Chúa được thờ phụng bởi lòng biết ơn, hướng về cội nguồn của dân chúng.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn. Ảnh: Sơn Đô.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn. Ảnh: Sơn Đô.

Ảnh: Thương hiệu và Công luận.

Ảnh: Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận.

Du khách đến trung tâm thị trấn Tam đảo phải mất khoảng 30 phút đi bộ để đến đỉnh núi có đền Bà Chúa Thượng Ngàn. Từ cổng chính lại tiếp tục đi lên khoảng 300 bậc thang mới lên đến đền chính, đền nằm ở lưng chừng đỉnh núi Thiên Thị. Lối đi có hai hàng tay vịn uốn lượn với những bậc đá quanh co giữa cánh rừng trúc bạt ngàn.

Kiến trúc ngôi đền chính. Ảnh: Dân Trí.

Kiến trúc ngôi đền chính. Ảnh: Báo Dân Trí.

Ảnh: Văn Cam Lưu.

Ảnh: Văn Cam Lưu.

Đền Quốc Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Sơn Đô.

Đền Quốc Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Sơn Đô.

Ngôi đền có kiến trúc phương Đông với mái lợp ngói miểng Thổ Hà, phía trên ngay cửa chánh điện có đắp phù điêu cặp rồng xanh giương nanh múa vuốt. Các cột trụ vuông bốn mặt giả trụ đèn và dọc cột có những hàng chữ Nho. Đền có không gian thoáng mát và rộng rãi, được bài trí tinh tế.

Chùa Vàng. Ảnh: Dân Trí.

Chùa Vàng. Ảnh: Báo Dân Trí.

Khuôn viên đền. Ảnh: Phi Dương Văn.

Khuôn viên đền. Ảnh: Phi Dương Văn.

Phía sau đền Bà Chúa Thượng Ngàn là đền thờ Âu Cơ. Trước đây, đền Mẫu Âu Cơ nằm ở trung tâm thị trấn, sau khi đền bị phá, người dân giấu tượng Bà trong đền Chúa. Năm 1992, một người thương gia đã quyên góp xây đền mới, đưa tượng Bà qua thờ.

Ảnh: Phi Dương Văn.

Ảnh: Phi Dương Văn.

Trong đền Mẫu Âu Cơ có thờ cả hai vị hầu cận của Quốc Mẫu là Đệ nhất Vương Cô và Đệ nhị Vương Cô. Bên cạnh đó còn thờ Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ Phủ Thánh Bà, đây là những người được giao nhiệm vụ trông coi núi vàng của đất nước.

Đường lên đền. Ảnh: @chuthuy245.

Đường lên đền. Ảnh: @chuthuy245.

Ban thờ Bà Chúa. Ảnh: Dân Trí.

Ban thờ Bà Chúa. Ảnh: Báo Dân Trí.

Đi qua phía sau đền Âu Cơ, du khách sẽ đến Chùa Vàng, có tên này vì chùa sở hữu nhiều tấm bích họa được thếp vàng. Tượng Phật Thích Ca đội mão vàng trên đài sen là điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa. Tượng Phật lớn và có nhiều màu sắc đa dạng thường thay đổi theo góc nhìn riêng của từng du khách.

Tượng Phật Thích Ca. Ảnh: Dân Trí.

Tượng Phật Thích Ca. Ảnh: Báo Dân Trí.

Ảnh: Dân Trí.

Ảnh: Báo Dân Trí.

Du khách có thể di chuyển đến Tam Đảo bằng ô tô, xe khách, xe taxi, xe máy… Đến đây, du khách dễ dàng nhìn thấy biển chỉ dẫn đường lên đền Bà Chúa Thượng Ngàn. Du khách vãn cảnh đền chùa cần chuẩn bị trang phục lịch sự, chú ý thái độ nhã nhặn, cư xử phù hợp với chốn linh thiêng.

 Theo iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Linh thiêng đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo tại cdgdbentre.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments